Câu chuyệnKinh doanh
Lấy hình mẫu lý tưởng là Jeff Bezos và Steve Jobs, người đàn ông 31 tuổi này là CEO của công ty trị giá hơn 3 tỷ đô
Mehta trả lời Fortune: “Từ Steve Jobs và Jeff Bezos, điều lớn nhất tôi học được từ hai con người vĩ đại này đó là không có gì là chuẩn mực”.
Instacart với sự lãnh đạo của CEO Apoorva Mehta là công ty dịch vụ phân phối rau củ quả với địa bàn hoạt động trải rộng ở 12 thành thố của Mỹ. Dấu ấn đặc biệt của công ty đó là khả năng giao hàng cực nhanh (nhanh nhất là dưới 12 phút), giải quyết những trường hợp cấp bách nhất cho khách hàng.
Năm 2012, khi Apoorva Mehta mới 25 tuổi, anh đã thành lập công ty với một vài người bạn của mình. Bây giờ ở độ tuổi 31, Mehta đã và đang cung cấp việc làm cho khoảng 10.000 người, với giá trị của công ty là 3,4 tỷ USD.
Có được thành công như ngày hôm nay, Mehta không những phải đưa ra những quyết định kinh doanh thông minh, mà còn phải là một nhà lãnh đạo cứng rắn. Để làm được điều này, anh đã lấy cảm hứng từ hai ông trùm thế giới, đó cũng chính là hai hình mẫu lý tưởng mà anh theo đuổi: Steve Jobs và Jeff Bezos.
Mehta trả lời Fortune: “Từ Steve Jobs và Jeff Bezos, bài học lớn nhất tôi học được từ hai con người vĩ đại này đó là không có gì là chuẩn mực”.
Steve Jobs.
Anh giải thích rằng, tại Instacart, anh không dựa vào những kiến thức và chiến lược thông thường mà các công ty thành công trong quá khứ đã áp dụng. Thay vào đó, anh muốn đội của mình được tự do đổi mới và vượt qua những thách thức một cách sáng tạo.
Một câu thần chú mà anh hay sử dụng đó là “Tất nhiên, nhưng có lẽ”, đó là cụm từ viết tắt của câu: “Tất nhiên đó là một cách để giải quyết vấn đề này, nhưng có lẽ chúng ta có thể thử theo một giải pháp mới lạ khác”.
“Điều này nhấn mạnh sự thật rằng tất nhiên đây là cách mà trước đây mọi người thường làm, tuy nhiên, nếu bạn sử dụng các công nghệ mới hay nhìn vấn đề theo một góc độ khác, thì bạn có thể đưa ra những giải pháp tốt hơn rất nhiều”, anh nói.
Xét cho cùng, Apple và Amazon là những lá cờ tiên phong trong chính lĩnh vực của họ. Cả hai công ty đã phát triển công nghệ vượt bậc bằng cách phá vỡ những giới hạn trước đây – những điều mà thời đại trước đã làm được – để thay đổi cách chúng ta sống và tương tác với nhau. Không có bất cứ khuôn mẫu nào để giới hạn những điều đã có.
Jeff Bezos
Từ lâu, Mehta đã ngưỡng mộ Jobs như một người thầy dạy cho anh nhiều bài học quý giá về cả cách sống và kinh doanh. Với Bezos, anh cũng từng vinh hạnh được làm việc ở Amazon. Trước khi thành lập công ty, Mehta từng là một kỹ sư quản lý chuỗi cung ứng cho Amazon. Tại đây, anh đã dành vài năm để quan sát phong cách lãnh đạo của Bezos và theo dõi cách tỷ phú này điều hành khéo léo hơn 300 nghìn nhân viên của mình.
Mehta đã phải thực sự cố gắng để áp dụng thành công những gì anh đã học được. Trước khi thành lập Instacart và duy trì công ty cho tới bây giờ, CEO này đã thất bại khi gây dựng 20 công ty khác.
“Tôi từng không biết gì về những chủ đề này, nhưng tôi thích đặt mình vào những vị trí dạy tôi về nền công nghiệp hiện tại, và ở đó tôi cố gắng giải quyết những vấn đề hóc búa có thể xảy ra”, anh trả lời LA Times.
Mehta thừa nhận anh không suy nghĩ nhiều về việc lãnh đạo khi mới khởi nghiệp, nhưng bây giờ anh đã ý thức hơn về cách quản lý cũng như ảnh hưởng của mình đến tinh thần làm việc và sự phát triển của công ty.
“Là một người sáng lập kiêm CEO, công ty của bạn sẽ có xu hướng phản ánh cá tính của chính bản thân. Chính vì thế, để công ty trở thành phiên bản tốt nhất của bạn, hãy đảm bảo rằng bạn thực sự hiểu rõ thế mạnh của bản thân và đảm bảo bổ sung cho những thiếu sót bằng cách tuyển dụng những người tài giỏi, thậm chí giỏi hơn bạn, để lấp đầy những điểm yếu của bạn”, anh nói.
Nhịp sống kinh tế