SốngSống khỏe

Khi nào tăng cân là dấu hiệu bất ổn của sức khỏe?

Tăng cân không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình mà có thể là dấu hiệu của một số vấn đề nghiêm trọng của sức khỏe.

 

Khi nào tăng cân là dấu hiệu bất ổn của sức khỏe?

Vậy khi nào nên lo lắng cho sức khỏe khi thấy dấu hiệu tăng cân?

Chất béo tích tụ ở vùng bụng

Đây là dấu hiệu của một số vấn đề về tim mạch. Theo nhận định của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, chất béo tích tụ ở vùng bụng càng nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch sẽ càng cao.

Chuyên gia về Nội tiết, Jason Ng, Trường Đại học Y khoa Pittsburgh cho biết: “Các tế bào mỡ ở bụng có liên quan đến tình trạng của insulin, ảnh hưởng đến cao huyết áp, tăng cholesterol và nguy cơ gây bệnh tiểu đường type 2. Tất cả những yếu tố đó sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch”.

Tiêu thụ nhiều đồ ngọt

Ăn nhiều đồ ngọt không dễ mắc bệnh tiểu đường, nhưng ăn quá nhiều đồ ngọt chắc chắn sẽ gây tăng cân, đây là yếu tố nguy cơ chính của tiểu đường.

Bác sĩ chuyên khoa Rối loạn Chuyển hóa – Mohammad Kawji xác nhận: “Khoảng 90% bệnh nhân tiểu đường type 2 là tăng cân hoặc béo phì. Tăng cân có liên quan đến những thay đổi về chuyển hóa, chủ yếu là đề kháng insulin, tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường trong tương lai. Xét nghiệm máu đơn giản có thể kiểm tra lượng đường trong máu có tăng hay không. Nhưng rủi thay, các thuốc chữa bệnh tiểu đường cũng là nguyên nhân gây tăng cân bởi cho phép cơ thể hấp thụ nhiều chất đường hơn”.

Cơ thể thiếu năng lượng

Một trong những nguyên nhân khiến người ta thường xuyên cảm thấy mệt mỏi có thể là do suy giáp. Hiệp hội Tuyến giáp tại Hoa Kỳ xác nhận, hóc môn tuyến giáp làm ảnh hưởng đến từng mô của cơ thể. Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hóc môn, các quá trình của cơ thể bắt đầu chậm lại. Suy giáp là biểu hiện của trao đổi chất chậm, dẫn đến tăng cân và tăng cholesterol bất thường.

Tuy không thể điều chỉnh hoạt động của tuyến giáp nhưng có thể chẩn đoán bệnh bằng xét nghiệm máu đơn giản.

Khó thở vào ban đêm

Một vấn đề về giấc ngủ liên quan đến tăng cân là ngưng thở khi ngủ, do đường hô hấp trên bị tắc nghẽn khi ngủ, làm giảm hoặc ngừng luồng không khí để thở.

Tăng cân bao gồm tăng cân ở vùng cổ, có thể làm hẹp đường thở, tăng nguy cơ phát triển chứng ngưng thở khi ngủ. Tuy nhiên, một nghiên cứu về giấc ngủ có thể phát hiện bạn có bị ngưng thở khi ngủ hay không để có cách chữa trị phù hợp. Ngoài ra, khi ngủ ngon, cơ thể sẽ phản ứng hiệu quả hơn với những cách bạn thực hiện để giảm cân.

Tê cứng các khớp

Các triệu chứng của khớp như đau nhức, tê cứng và sưng phồng có thể trở nên xấu hơn do tăng cân quá mức, và tăng cân góp phần làm phát triển của căn bệnh này.

Tăng cân và béo phì là những yếu tố gây ra nguy cơ phát triển bệnh xương khớp ở tay và đầu gối. Nghiên cứu cho thấy, chỉ cần giảm 1 pound cân nặng sẽ làm giảm 4 pound cho áp lực của đầu gối.

Đau ở vùng bụng

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, ung thư buồng trứng chiếm tỷ lệ tử vong cao hơn so với các bệnh ung thư về sinh sản khác ở phụ nữ. Tuy nhiên, những triệu chứng ban đầu của bệnh thường khó phát hiện. Các triệu chứng thường gặp của ung thư buồng trứng là đau và sưng ở bụng hoặc đầy hơi. Đôi khi, do sự tích tụ của dịch lỏng hoặc cổ trướng trong bụng. Nhưng ngay cả khi không tích tụ dịch lỏng, thì đầy bụng và chướng bụng thường xảy ra vào giai đoạn đầu của bệnh.

Vậy nên, khi phát hiện có bất cứ dấu hiệu tăng cân đột ngột hay không rõ lý do nên đến bác sĩ để kiểm tra.

Có những vấn đề khác về ruột

Bạn đang có những dấu hiệu rắc rối về vi khuẩn đường ruột? Khi các vi khuẩn có lợi trong ruột gặp trở ngại, có thể dẫn đến vi khuẩn tăng trưởng quá mức trong ruột non, gọi tắt là SIBO. Đó là khi sự xâm lấn quá mức của vi khuẩn ở ruột non vào một phần bình thường của ruột già.

Nhiều bệnh nhân gặp tình trạng này thường có các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy. Một trong những triệu chứng của SIBO có thể dẫn đến tăng cân. Tuy nhiên, chế độ ăn uống và sử dụng thuốc sẽ giúp chữa khỏi rối loạn này.

(Nguồn: Reader’s Digest)

HOÀNG UYÊN

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close