Tư duy

Nhân lượt hô hào cải cách chữ quốc ngữ mới nhất nhớ về kiểu gõ Vietbit của tôi

Hơn 100 năm qua, có gần chục lần các cá nhân, tổ chức hô hào cải tiến chữ Quốc ngữ, nhưng thực sự được áp dụng không có nhiều, có những thay đổi lại được mang lại cho môi trường Việt hóa máy tính như trường hợp kiểu gõ Telex.

1. Những lần hô hào cải cách chữ Quốc ngữ

– Năm 1902: Ủy ban cải cách chữ quốc ngữ thuộc Hội nghiên cứu Viễn đông đề nghị thay đổi: Ả bằng A’ , thay Y vào I một số trường hợp, C thay cho CH, nhất loạt thay K vào C, D/GI thay bằng Z, GI và J… sau một hồi tranh luận đã phải dừng lại.

– Năm 1906: Hội đồng cải lương học chánh lại đề xuất lại Dự án cải tổ nhưng lại bị vĩnh viễn chôn vùi.

– Năm 1919, Phó Đức Thành trên tờ Trung Bắc Tân Văn nêu ý kiến nên dùng các con chữ B, K, L, D, Q viết sau đuôi chữ, khi viết các tên riêng, để thế cho các dấu chỉ giọng huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng.

– Năm 1928: từ công việc in báo bằng dòng máy in mới không in được tiếng Việt, nhà văn hóa Nguyễn Văn Vĩnh trên tờ Trung Bắc Tân Văn kêu gọi sửa đổi chữ Việt thành “Chữ quốc ngữ mới” để in được luôn. Ă thay bằng AW, Ư thành UW, Â thay bằng AA, Ô thay bằng OO, Ê thay bằng EE; bỏ dấu cuối chữ bằng F, Z, W, Q, J thay cho dấu huyền, hỏi, ngã, sắc, nặng; dùng IE, UO, UA, EUO thay cho IÊ, UÔ, UÂ, ƯƠ… Về sau máy in báo đã in được phông chữ Việt nên các tổ hợp được lưu truyền lại và được dùng trong cách ghép chữ của điện tín Telex sau cách mạng tháng Tám. Thời tin học phát triển, tác giả Quách Tuấn Ngọc dùng lại có điều chỉnh kiểu gõ Telex trên máy tính.

Một số tác giả khác cũng đề xuất tiếng Việt mới như Vi Huyền Đắc (Việt Tự), Phạm Xuân Thái (Việt Ngữ Cải Cách)

– Năm 1956: Một ủy ban Ngôn ngữ của Đại hội Văn hóa tại Sài Gòn đề nghị sửa đổi một số cách viết nhưng các đề án vẫn rơi vào quên lãng do không có sự phối hợp giữa giới văn hóa và nhà trường.

– Năm 1959: Một hội nghị cải tiến chữ quốc ngữ được tổ chức bàn tán sôi nổi rồi rơi vào quên lãng. Cùng năm, tác giả Nguyễn Bạt Tụy viết sách nghiên cứu ngữ âm học “Chữ và văn Việt khoa học” đề nghị thay đổi cách viết chữ quốc ngữ theo nguyên tắc âm học.

– Năm 1960: tác giả Hoàng Phê viết bài báo “Vấn đề chữ quốc ngữ” đề nghị cải tiến một vài điểm: bỏ H trong GH, NGH; dùng F thay PH, D thay Đ, Z thay GI; dùng K thay C, Q; thay Y trong I trong hầu hết trừ AY, ÂY; WI, WIA, WINH thay UY, UYA, UYNH; KWI thay QUI; viết liền từ đôi… chỉ dừng ở các đề nghị mà không đi vào thực tế.

– Năm 1973: Hội đồng Văn hóa GIáo dục tại Sài Gòn lập Ủy ban Điển chế Văn tự có bàn cãi những nguyên tắc sửa đổi cách viết nhưng không được quan tâm và áp dụng.

– Năm 2017: PGS. TS. Bùi Hiền đề nghị thay đổi nhằm tiết kiệm số chữ đi 8%: thay D cho Đ, thay C cho CH, TR; G cho GH; F cho PH; K cho C, Q, K, Q cho NG, NGH; X cho KH; W cho TH, Z cho D, GI, R; N’ cho NH… và chắc chắn tác giả chỉ mới nhìn thấy cái lợi chứ chưa nhìn thấy phần thiệt từ đổi thay này. Mà kể cả lợi hết, không thiệt nhiều thì chí ít 100 năm chắc may mắn lắm chỉ vài phương án thay đổi trong số đề nghị của PGS. TS. Bùi Hiển được thông qua bằng chuẩn cụ thể và đưa vào dạy trong nhà trường.


Phản bác lại ý kiến của tác giả PGS. TS. Bùi Hiền “Ý tưởng cải tiến “Tiếng Việt” thành “Tiếq Việt” khẳng định, ngôn ngữ nếu cải tiến sẽ dễ viết, dễ nhớ và tiết kiệm vật lực. Đơn cử, một nhà xuất bản dùng 100 tấn giấy trong 1 năm thì với phương án cải tiến này, họ rút giảm được 8 tấn giấy“, GS. TS. NGND Trần Đình Sử cho rằng: “Ông Hiền không hiểu cái chữ mà ông ấy đề xuất sẽ có hại thế nào đối với chữ viết Việt Nam. Chỉ cần nói thế này là rõ:
– Nếu cái chữ của ông ấy mà được thông qua, thì toàn dân Việt Nam đang thoát nạn mù chữ lại mù chữ trở lại.
– Toàn bộ sách báo hơn một trăm năm qua không thể đọc được, muốn đọc phải học lại chữ cũ, hoặc lại phải phiên dịch lại theo chữ viét mới mói đọc được. Thế là cắt đứt các mội liên hệ với văn hoá mà người Việt đã tích luỹ được trong hơn một thế kỉ. Người Việt ở các nước trên thế giới đều phải học lại tiếng Việt.
– Toàn bộ giấy tờ công văn,luật pháp, nghị quyết…đều phải viết lại theo chữ mới. Muốn làm được việc đó lại phải tốn kém không biết bao nhiêu là tiền. Lại phải viết lại toàn bộ sách giáo khoa, các văn kiện theo chữ mới, cả nước đều phải làm chứng minh thư, hộ khẩu mới, khắc dấu lại, các sứ quán Việt Nam trên thế giới phải thay đổi chữ viết. Tóm lại là làm hại công quỹ, thì giờ, công sứca một cách vó ích.
– Mọi nghiên cứu khoa học đều phải có mục đích nhân văn, kinh tế, xã hội. Đề xuất của ông Hiền, vì trình độ hiểu biết xã hội và văn hoá, kinh tế quá thấp kém, sẽ gây tác hại rất to lớn cho đất nước. Nó là sự huỷ hoại văn hoá.

Giữa lúc nhân dân có nhiều việc phải làm, một ông cà gật đề xuất một cái vớ vẩn, khiến mọi người phải bày tỏ ý kiến, thế ĐÃ LÀM HẠI MỌI NGƯỜI RỒI. ĐỀ NGHỊ MỌI NGƯỜI SỚM BỎ NGAY SỰ QUAN TÂM NÀY, nếu không còn thiệt hại hơn nữa.”

2. Nhớ về kiểu gõ tiếng Việt VIETBIT

Nhân sáng tạo về đổi mới phụ âm Việt của PGS. TS. Bùi Hiền đang rất ồn ào, tôi xin giới thiệu một sáng tạo và cài đặt kiểu gõ tiếng Việt mang tên VIETBIT của tôi nghĩ ra năm 1990 (không phải là sáng tạo ngôn ngữ, chữ viết mà chỉ là sáng tạo kiểu gõ tiếng Việt cho phần mềm soạn thảo tiếng Việt). Đối với các cặp phụ âm đôi, ba tiếng Việt, tôi đã thiết kế cách gõ nhanh hơn bằng cách nháy đúp phụ âm đầu (hoặc thứ hai) như sau:

1/ CC = CH
2/ GG = GI
3/ KK = KH
4/ NN = NG, NGH
5/ PP = PH
6/ TT = TH
7/ QQ= QU
8/ HH = NH
9/ RR= TR

Ví dụ một đoạn văn bản sau:

[quote_box_center]

” Nguyễn Văn Vĩnh cũng thực sự bức bách. Suốt sáu năm liền, mặt trận khai dân trí và phổ cập chữ quốc ngữ hòng soán ngôi của chữ Hán hầu như giậm chân tại chỗ.Trong lúc chờ đợi, Nguyễn Văn Vĩnh đã dốc lòng dịch ra tiếng Việt các tác phẩm văn học kinh điển trong tủ sách tinh hoa của nhân loại, nhưng chúng sẽ được phổ biến bằng cách nào? Một mặt, ông dẫn người dân tới sự hấp dẫn bởi chữ quốc ngữ khi đọc các tác phẩm dịch. Mặt khác, ông chứng minh trước những tư tưởng bảo thủ và hủ nho trong xã hội rằng: chữ quốc ngữ đủ sức chuyển tải và mô tả những tinh hoa trí tuệ của nhân loại.

Trong sự nghiệp dịch với mục đích biểu dương sức mạnh chữ quốc ngữ của Nguyễn Văn Vĩnh, cần phải nói đến tác phẩm Tam Quốc chí diễn nghĩa của nhà văn Trung Quốc La Quán Trung (Nguyễn Văn Vĩnh cùng chí sĩ Phan Kế Bính (1875–1921) dịch tác phẩm này ra tiếng Việt lần đầu tiên vào năm 1909). Ở lời nói đầu cuốn sách, Nguyễn Văn Vĩnh đã xác định: “Nước Nam ta mai sau này, hay dở cũng nhờ chữ quốc ngữ”. Điều đó cho thấy hết quan điểm, nhận thức và lý tưởng của Nguyễn Văn Vĩnh đối với chữ quốc ngữ.

Tiếp đó, để sớm tạo mặt trận chính trị dư luận có lợi, ngày 15/5/1913, chính quyền quyết định cho ra mắt tờ báo xuất bản hoàn toàn bằng tiếng Việt đầu tiên tại phía Bắc Việt Nam mang tên Đông Dương tạp chí. Không ai khác ngoài Nguyễn Văn Vĩnh được đặt vào vị trí chủ bút. Nguyễn Văn Vĩnh có thái độ sốt sắng nhận việc vì những lý do sau:

1.Nguyễn Văn Vĩnh tán thành quan điểm chính trị của Phan Châu Trinh là cần tổ chức một nền học vấn làm nền tảng cho một cuộc cách mạng về nhận thức của người dân trước yêu cầu muốn thay đổi xã hội tận gốc rễ, thay vì theo khuynh hướng bạo lực.

2.Nếu để xã hội rơi vào xung đột đẫm máu, dù có thể giành được thắng lợi, nhưng thắng lợi đó sẽ khó giúp được việc xây dựng một quốc gia phát triển bền vững về chiều sâu.

Nguyễn Văn Vĩnh coi việc ra đời Đông Dương tạp chí là cơ hội nghìn vàng để ông tiếp tục có được cái diễn đàn thực hiện lý tưởng văn hóa của mình từ trước đó là: “Ở thế gian này, xem trong các nước, phàm nước nào đã gọi là nước văn minh, là cũng có văn chương riêng cả, tiếng nói thế nào, chữ viết như thế…”

[/quote_box_center]

Sẽ được gõ nhanh theo kiểu gõ nháy đúp phụ âm (sẽ tạo nên hình ảnh như pic kèm theo, phần gõ đúp có mầu đỏ, gõ đến đâu ra ngay cặp phụ âm tương ứng) như sau:

Bùi Quang Minh

Chungta.com

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close