Kinh doanhThị trường
Sơ lược về tài chính hành vi – behavioral finance
Thị trường tài chính cũng giống như một con người: có lúc mệt mỏi và có lúc phấn khích, có lúc nông nổi và có lúc lại trầm ngâm. Vậy thì bộ môn tâm lý học có thể giúp chúng ta hiểu sâu hơn về thị trường này hay không?
Và nó có đúc kết ra được một chiến lược chọn lựa cổ phiếu dễ dàng không? Các nhà nghiên cứu lý thuyết tài chính hành vi cho rằng điều đó là hòan toàn có thể.
NGUYÊN LÝ VÀ CÁC KẾT QUẢ CỦA TÀI CHÍNH HÀNH VI
Ngành nghiên cứu này phản bác lại giả định của thuyết tài chính cổ điển cho rằng con người suy nghĩ duy lý. Với những nhà đầu tư tò mò về việc cảm xúc và những thiên kiến ảnh hưởng đến giá cổ phiếu như thế nào, tài chính hành vi đưa ra một vài mô tả và giải thích rất thú vị.
Ý kiến cho rằng tâm lý học đứng đằng sau các động thái của thị trường cổ phiếu bác bỏ những thuyết cho rằng thị trường hoạt động hiệu quả. Những người theo giả thuyết thị trường hiệu quả cho rằng bất kỳ thông tin nào mới liên quan đến giá trị của công ty đều được phản ánh nhanh chóng vào thị trường qua quá trình arbitrage (cân bằng chênh lệch).
Đối với những người đã kinh qua thời kỳ bong bóng internet và sự sụp đổ sau đó, thuyết thị trường hiệu quả khá là khó tin. Các nhà nghiên cứu hành vi giải thích rằng, hành vi bất duy lý là điều rất thường gặp trên thị trường tài chính. Và họ vẫn hay mô phỏng hành vi thị trường bằng việc sử dụng những thí nghiệm hết sức đơn giản.
TẦM QUAN TRỌNG CỦA LỖ SO VỚI TẦM ẢNH HƯỞNG CỦA LÃI
Một người có quyền cầm luôn 50$ hay đánh cược tung đồng xu để thắng 100 hoặc chả được gì cả.Theo lẽ thông thường chúng ta có thể giả định rằng con người sẽ chọn những cơ hội chắc chắn. Ngoài ra, một người có thể hoặc là chắc chắn bị mất 50 hoặc là tung đồng xu để mất thêm 100 hoặc ko mất gì cả.Trong trường hợp này chắc hẳn sẽ tung đồng xu. Xác xuất của cả hai viễn cảnh trên đều giống nhau ấy vậy mà trong nguy cơ mất tiền người ta thường lại chọn cách đánh cược để gỡ gạc trong khi rủi ro mất hết là rất cao. Có thể thấy rằng con người thường ham gỡ gạc một khoản thua hơn là một tiềm năng kiếm thêm tiền.
Ưu tiên tránh thiệt hại cũng đúng với các nhà đầu tư. Hãy nghĩ đến các cổ đông của Nortel Networks khi họ dõi theo giá cổ phiếu giảm mạnh từ hơn 100 đô xuống còn 2 đô thời điểm đầu năm 2000. Không cần biết giá giảm sâu như thế nào các nhà đầu tư vẫn tin rằng cuối cùng nó sẽ dâng trở lại, và cố sống cố chết nắm giữ cổ phiếu.
BẦY ĐÀN VÀ CÁI RIÊNG
Bản năng bầy đàn giải thích tại sao con người có xu hướng bắt chước người khác. Khi một thị trường đang đi lên hay xuống, các nhà đầu tư thường sợ hãi rằng những người khác có nhiều thông tin hơn mình. Như một hệ quả, họ cảm thấy một thôi thúc mạnh mẽ phải làm những gì người khác đang làm.
Tài chính hành vi cũng kết luận rằng các nhà đầu tư thường chỉ tập trung vào các nhận định xuất phát từ một mẩu nhỏ khảo sát dữ liệu hay thậm chí từ một nguồn duy nhất. Ví dụ, họ tin rằng chính các kỹ năng đã giúp các nhà phân tích chọn đúng cổ phiếu chứ không phải là sự may mắn.
Mặt khác, niềm tin của các nhà đầu tư không dễ bị lung lay. Ví dụ điển hình là niềm tin đã đóng đinh trong đầu các nhà đầu tư vào cuối những năm 1990 rằng bất kỳ sự lao dốc đột ngột nào đều là dấu hiệu tốt để mua vào. Thực ra, quan điểm này vẫn còn ăn sâu bám rễ đến ngày nay. Các nhà đầu tư thường tự tin thái quá về khả năng đánh giá của họ và thường bám vào một chi tiết duy nhất hơn là các bằng chứng rõ ràng khác.
TÀI CHÍNH HÀNH VI THỰC TẾ ĐẾN MỨC NÀO?
Bạn có thể tự hỏi liệu những nghiên cứu này có thể giúp nhà đầu tư đánh bại thị trường hay không. Cuối cùng chính cái sự bất duy lý lại dành cho nhà đầu tư khôn ngoan. Tuy nhiên trong thực tế có rất ít thậm chí quá ít những nhà đầu tư chất lượng chịu áp dụng các nguyên lý hành vi để lọc ra những cổ phiếu rẻ nào thực sự có tiềm năng mang lại lợi nhuận tiền bạc. Ảnh hưởng của nghiên cứu tài chính hành vi hiện vẫn còn ở mức lý thuyết hàn lâm chứ chưa được đưa vào công tác quản lý tiền mặt thực tế.
Dù thuyết tài chính hành vi này đưa ra một số thông tin về sự thiếu duy lý của thị trường và các nàh đầu tư nói chung nhưng nso lại chưa chỉ ra được biện pháp để lấy đấy làm lợi thế và kiếm tiền trong thời buổi hoảng loạn. Robert Shiller, tác giả của cuốn “Bất hợp lý ở khắp nơi” (2000), chỉ ra rằng vào những nửa cuối những năm 90, thị trường đã biến thành một bong bóng khổng lồ. Nhưng ông không thể nào dự đóan được khi nào nó sẽ nổ. Tương tự như vậy, những nhà nghiên cứu hành vi ngày nay không thể nào nói với chúng ta khi nào thị trường sẽ chạm đáy. Tuy nhiên họ có thể miêu tả mô hình chung của nó là gì.
KẾT LUẬN
Các chuyên gia hành vi thậm chí chưa đưa ra được một mô hình mạch lạc để dự đoán được tương lai thay vì chỉ giải thích đơn thuần, bằng lợi ích từ việc nhìn lại quá khứ và những gì thị trường đã trải qua. Bài học lớn ở đây là lý thuyết không bảo con người ta làm thế nào để đánh bại thị trường. Thay vì thế, nó cho chúng ta biết rằng tâm lý học khiến cho giá cổ phiếu và các giá trị căn bản không hề đi cùng nhau.
Tài chính hành vi không mang lại bất kỳ phép màu đầu tư nào, nhưng có lẽ nó có thể giúp nhà đầu tư nhìn nhận lại bản thân để cẩn thận dõi theo chính hành vi của mình từ đó tránh mắc các sai lầm gây ra thiệt hại tiền bạc trong đầu tư của chính mình.