Doanh nghiệpKinh doanhQuản trịTruyền thông

T&A Ogilvy chỉ là công ty hàng ‘con cháu’, chống lưng cho họ chính là đế chế truyền thông lớn nhất thế giới

Khách hàng của công ty có cả những thương hiệu nổi tiếng như Adidas, Ford, Google, IBM, Johnson & Johnson, KFC, Nike, Twitter, Virgin America…

T&A Ogilvy chỉ là công ty hàng 'con cháu', chống lưng cho họ chính là đế chế truyền thông lớn nhất thế giới này cơ!

Tập đoàn lớn “chống lưng”

T&A Ogilvy, và ngay cả công ty mẹ Ogilvy Publics Relations cũng chỉ là một phân nhánh nhỏ của tập đoàn WPP plc (Wire and Plastic Products). Đây là một tập đoàn truyền thông quảng cáo đa quốc gia được thành lập vào năm 1985 có trụ sở tại London (Anh) và văn phòng điều hành tại Dublin, Ireland.

Công ty này hiện giữ ngôi vị quán quân trên toàn thế giới về doanh thu đến từ quảng cáo, có khoảng 190 nghìn nhân viên, làm việc tại hơn 3 nghìn văn phòng tại 112 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Đây cũng chính là tập đoàn mẹ của rất nhiều công ty quảng cáo lớn và có tiếng như IMRB (chuyên cố vấn kinh doanh và nghiên cứu thị trường trụ sở tại Ấn Độ), Millward Brown, Grey, Burson-Marsteller, Hill & Knowlton, JWT, Ogilvy & Mather , TNS, Young & Rubicam and Cohn & Wolfe.

Ogilvy &Mather

Dù là công ty con của WPP plc nhưng thực tế Ogilvy &Mather còn ra đời từ trước WPP plc tới gần 4 thập kỉ. O&M ra đời từ 1948, do David Ogilvy thành lập, có trụ sở tại New York, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực quảng cáo, tiếp thị và quan hệ công chúng. Các công ty con trực thuộc O&M bao gồm Ogilvy & Mather Advertising, OgilvyOne, Ogilvy Public Relations (Công ty mẹ quản lý trực tiếp T&A Việt Nam), Geometry Global, Neo@Ogilvy, Redline.

Ogilvy Publics Relations

Công ty mẹ của T&A Ogilvy – Ogilvy Public Relations (quản lý trực tiếp T&A) cũng giống như O&M hay WPP plc là tập đoàn truyền thông đa quốc gia có tầm “phủ sóng” rộng rãi, hiện có chi nhánh tại 85 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tính tới năm 2016, công ty này đã có 5 năm liên tiếp giành giải thưởng Cannes Lions, giải thưởng kết nối của năm. Ngoài ra theo xếp hạng của Holmes Report, công ty này luôn đứng vị trí thứ 1 hoặc 2 về chỉ số sáng tạo toàn cầu kể từ năm 2012.

Riêng năm 2016, công ty giành được 1 loạt các giải thưởng như giải thưởng chiến dịch phi lợi nhuận của năm, chiến dịch vận động sáng tạo toàn cầu PRWeek của năm.

Công ty chuyên sâu về mảng quảng cáo, nội dung, xã hội, tiếp thị trực tiếp, khuyến mại và giải trí. Công ty này đã từng tư vấn cho nhiều khách hàng về các vấn đề xã hội, cộng đồng, y tế, tiếp thị tiêu dùng, doanh nghiệp và công nghệ. Ngoài ra công ty còn cung cấp dịch vụ chuyên môn bao gồm: Chính sách y tế, phát triển bền vững, quan hệ chính phủ, khoa học công nghệ sinh học & đời sống, vấn đề và quản lý khủng hoảng, quan hệ tài chính, đầu tư, xây dựng thương hiệu và nghiên cứu.

Khách hàng của công ty gồm nhiều thương hiệu nổi tiếng như Adidas, Ford, Google, IBM, Johnson & Johnson, KFC, Nike, Twitter, Virgin America…

Những bê bối

Trước khi vụ bê bối nước mắm tại Việt Nam bị “phanh phui” thì tập đoàn truyền thông Ogilvy & Mather đã dính bê bối khai khống hóa đơn từ những năm 2000.

Cụ thể công ty mẹ Ogilvy &Mather đã bị tố cáo khai khống hóa đơn trong chiến dịch kiểm soát ma túy quốc gia. Công ty này đã tự ý tăng số tiền chi phí thuê nhân công cho chiến dịch này. Sau đó tập đoàn này đã phải bồi hoàn số tiền lên tới 689.744 USD cho chính phủ Mỹ và phạt 1,5 triệu USD cho những hóa đơn phát hành sau này.

Hai nhân sự cao cấp của tập đoàn là Shona Seifert và Thomas Early đã lần lượt bị kết án 18 tháng và 14 tháng tù giam sau bê bối này. Cả hai đã phải nộp phạt số tiền lên tới 80 nghìn USD.

Những khiếu nại về việc khai khống hóa đơn đã có từ những năm 1980, vụ bê bối này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh của tập đoàn.

Gần đây nhất hồi tháng 7, Ogilvy Vietnam ( một công ty con của Ogilvy Public Relation) phải trả lại giải thưởng Cannes Lions danh giá dành cho các doanh nghiệp quảng cáo sau khi bê bối liên quan tới chiến dịch quảng bá bảo vệ loài tê giác bị phanh phui.

Một tháng trước đó, Ogilvy Vietnam được trao giải bạc và đồng vì chiến dịch quảng cáo nhằm bảo tồn loài tê giác ở Việt Nam. Cùng với Trung Quốc, Việt Nam là một trong những quốc gia tiêu thụ sừng tê giác nhiều nhất thế giới. Các nhà bảo tồn tin rằng, việc bảo vệ loài tê giác gắn liền với việc không mua bán, sử dụng sừng.

Thụy Dương

Theo Trí Thức Trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close