Kinh doanh quốc tếThế giới

“Vết sẹo” sau 2 thập kỉ của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới

Đến nay đã 20 năm kể từ ngày nền kinh tế Nhật Bản hứng chịu những hậu quả nặng nề từ bong bóng kinh tế và bong bóng giá tài sản đổ vỡ vào năm 1992. Giờ đây, Nhật Bản đã là một nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.

“Vết sẹo” sau 2 thập kỉ của nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới

Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.

Còn nhớ, tháng 11 năm 1997, nền kinh tế Nhật Bản bị đóng băng do sự phá sản của một số tổ chức tài chính lớn của nước này như Công ty Sanyo Securities, ngân hàng Hokkaido Takushoku, Công ty Yamaichi Securities và ngân hàng thành phố Tokuyo. Trải qua 7 năm, sau khi thời kỳ bong bóng chứng khoán bùng nổ, chỉ đến mùa thu năm 1997, nền kinh tế Nhật Bản mới chính thức chịu những hậu quả nặng nề của nền kinh tế bong bóng. Đến nay, đã 20 năm kể từ ngày đó, nền kinh tế Nhật Bản đã thay đổi mạnh mẽ.

“Vết sẹo” 20 năm

Người dân Nhật Bản đã không thể tin rằng các tổ chức tài chính lớn của mình có thể bị phá sản vào năm 1997. Điều này đã làm cho nền kinh tế Nhật Bản bị sốc và kiệt quệ. Thị trường lao động bị ảnh hưởng đầu tiên và đóng băng, số lao động làm việc toàn thời gian bắt đầu giảm từ năm 1998. Đến năm 2003, tỷ lệ lao động bán thời gian đã tăng 7% từ 23% lên 30% so với thời điểm năm 1997, đến năm 2014 con số này đã lên mức cao đỉnh điểm 37%.

Ngoài việc ảnh hưởng tới nền kinh tế, thì cuộc khủng hoảng do bong bóng kinh tế và tài sản gây ra cũng làm lung lay vị trí quản lý của Bộ Tài chính Nhật Bản đối với nền kinh tế.

Mối quan hệ mật thiết giữa các nhà quản lý và các tổ chức thời điểm đó đã bị chỉ trích mạnh mẽ  và tạo thành các làn sóng có nguy cơ lan rộng. Đỉnh điểm và năm 1998, một số quan chức của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhật Bản bị bắt liên quan đến cáo buộc hối lộ. Để nhận trách nhiệm, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản đã từ chức. Từ đó, cơ quan quản lý tài chính và tổ chức tài chính đã được tách ra, đồng thời hình thành Cơ quan Giám sát Tài chính được thành lập vào năm 1998, sau này đổi tên thành Cơ quan Dịch vụ Tài chính.

Vào ngày 28/11/1997, 4 ngày sau khi Công ty Yamaichi phá sản, Luật Cải cách Tài chính đã được ban hành mà không hề có bất cứ sự thông báo nào tới người dân vốn đã bị hoảng loạn sau khi các tổ chức và cơ quan tài chính phá sản. Vào thời điểm đó, Luật cải cách tài chính này được đánh giá là một trong những Luật chưa từng có trong lịch sử nước Nhật trong việc giới hạn ngân sách và giảm định mức chi tiêu của từng Bộ thuộc Chính phủ. Đây cũng được đánh giá là công cụ cải cách có yếu tố quyết định tới sự thành bại của nền kinh tế Nhật Bản dưới thời Thủ tướng Ryutaro Hashimoto.

Luật ra đời đúng vào thời điểm kinh tế suy thoái, trong khi thuế tiêu dùng tăng từ 3% lên 5% vào mùa xuân năm 1997 vì vậy đã bị chỉ trích rộng rãi. Bởi những bất cập khi áp dụng vào thực tiễn, tháng 5/1998, Luật này đã được sửa đổi, một phần là nhằm trì hoãn các cải cách ngân sách mà mục tiêu của Luật này đã đề ra. Sau khi sửa đổi, Luật này đã được quản lý thành công dưới thời của của Cựu Thủ tướng Nhật Bản Keizo Obuchi, tiếp nối thành công của người tiền nhiệm.

Kinh tế nhật đã tăng trưởng mạnh mẽ

Có thể nói rằng, việc chuyển giao quyền lực của nền kinh tế Nhật Bản dưới thời của Thủ tướng Junichiro Koizumi vào năm 2001 là một sự đúng đắn. Làn gió mới này mở màn cho một chính phủ hoàn toàn mới  dưới sự dẫn dắt của Đảng Dân chủ Nhật Bản từ năm 2009 – 2012, và hiện nay là chính quyền đương nhiệm của Thủ tướng Shinzo Abe.

Các chuyên gia nhận định, nền kinh tế dưới thời Thủ tướng Abe hoàn toàn khác xa so với nền kinh tế Nhật Bản vào thời điểm khủng hoảng cách đây 20 năm.

Trước tiên phải kể đến Bộ Tài chính đã không còn đủ mạnh để kiểm soát Chính phủ. Các chương trình kinh tế dưới thời Thủ tướng Abe, như chính sách Abenomics, Ngân hàng Nhật Bản phải thực hiện việc mua một lượng lớn trái phiếu chính phủ.

Ngoài ra, Thủ tướng đã hai lần hoãn kế hoạch tăng thuế tiêu thụ lên 10% bất chấp sự phản đối của Bộ Tài chính vào thời điểm ngay trước thềm cuộc bầu cử ở Hạ viện vào tháng 10 nhằm bảo toàn sự khôi phục mạnh hơn của nền tài chính quốc gia. Và kết quả là Liên minh cầm quyền của ông đã đắc cử.

Cũng tại thời điểm đó, Cơ quan Dịch vụ Tài chính đã tách ra được khỏi Bộ Tài chính. Vào tháng 7/2017, ông Nobuchika Mori, người đứng đầu Cơ quan Dịch vụ Tài chính (FSA) đã tái đắc cử nhiệm kỳ lần thứ ba. Đây là điều hiếm có trong lịch sử các chính trị gia của Nhật Bản đồng thời ông cũng là số ít những chính trị gia nổi tiếng nhất tại Nhật Bản. FSA đã trở thành một cơ quan giám sát tài chính mạnh mẽ và có vai trò quản lý các khoản nợ xấu của các ngân hàng.

Dữ liệu từ Chính phủ Nhật Bản vào ngày 15/11 cho thấy, nền kinh tế Nhật Bản đã tăng trưởng 1,4% trong giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 so với cùng kỳ năm trước. Đây là lần đầu tiên nền kinh tế Nhật Bản đã có cú “streak” sau 16 năm.

Tính đến tháng 3 năm 2017, sau nhiều lần điều chỉnh và hợp nhất giữa các ngân hàng lớn, số dư nợ xấu của các ngân hàng lớn Nhật Bản đã giảm xuống mức dưới 3 nghìn tỷ JPY, tương đương 27 tỷ USD so với mức tổng 30 nghìn tỷ JPY vào thời điểm cuối tháng 3 năm 1998.

Theo Diễn đàn Doanh nghiệp

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close