Góc nhìnQuản trị

Tiết lộ bất ngờ từ nhà Kinh tế học đạt giải Nobel: Yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công chính là… sự lười biếng

“Sự lười biếng của tôi, có nghĩa là tôi chỉ làm việc với các câu hỏi đủ hấp dẫn, thú vị để vượt qua xu hướng lảng tránh công việc này” – Richard Thaler

Nhà kinh tế học người Mỹ Richard Thaler đã giành giải Nobel Kinh tế 2017

Nhà kinh tế học Richard Thaler có một lý lịch đầy ấn tượng. “Cha đẻ” của kinh tế học hành vi nhận được bằng Thạc sĩ vào năm 1970 và bằng Tiến sĩ vào năm 1974, đồng thời là đồng tác giả của cuốn sách bán chạy nhất trên toàn cầu “Nudge” cũng như nhiều cuốn sách khác. Và ông cũng chính là người giành được giải thưởng Nobel Kinh tế năm 2017.

Tuy vậy, người bạn thân nhất của ông là Daniel Kahneman – cũng từng giành giải Nobel về kinh tế, gọi ông là người lười biếng .

Hơn nữa, Kahneman còn mô tả sự lười biếng là “phẩm chất tốt nhất” mà Thaler đã đề cập trong lời tựa đầu của cuốn sách năm 2015 của ông “Misbehaving”.

Năm 2001, tác giả Roger Lowenstein thực hiện một bài phỏng vấn về Thaler trên tờ New York Times và “muốn nói chuyện với người bạn cũ của tôi Danny”, Thaler nhớ lại.

Thaler vô tình đến thăm Kahneman tại nhà của ông vào đúng ngày mà Lowenstein gọi, ông đã đồng ý ở lại và lắng nghe cuộc phỏng vấn điện thoại. Tuy nhiên những gì nghe được khiến ông kinh ngạc:

Nghe một người bạn kể một câu chuyện cũ về mình không phải là một hoạt động thú vị, và khi nghe ai đó ca ngợi mình thì lúc nào cũng lúng túng. Tôi tiện tay cầm một vài thứ để đọc, sự chú ý của tôi bị phân tán – cho đến khi tôi nghe Danny nói: “Ồ, điều thú vị nhất về Tharler, điều khiến cho ông ấy trở nên thật đặc biệt, chính là sự lười biếng của ông ấy”.

Cái gì cơ? Có thật không vậy? Tôi sẽ không bao giờ phủ nhận việc bản thân mình lười biếng , nhưng tại sao Danny lại cho rằng lười biếng là phẩm chất tốt duy nhất của tôi? Tôi bắt đầu vẫy tay và lắc đầu một cách điên cuồng nhưng Danny vẫn tiếp tục “tán dương” đức tính lười biếng của tôi.

Cho đến nay, Kahneman vẫn khăng khăng rằng đó là một lời khen ngợi dành cho Thaler, và sự lười biếng của Thaler đã trở thành một “tài sản” to lớn cho sự nghiệp của ông.

Thaler viết trong cuốn sách của ông: “Sự lười biếng của tôi, có nghĩa là tôi chỉ làm việc với các câu hỏi đủ hấp dẫn để vượt qua khuynh hướng tránh xa công việc mặc định này”.

Ở một mức độ nào đó, nhà kinh tế cũng đồng ý với nhận xét của bạn mình. Thaler đã giải thích trong một tập podcast “Hidden Brain” của NPR rằng: “Anh ấy [Kahneman] nói rằng điều đó có nghĩa là tôi chỉ sẵn sàng làm việc với những thứ quan trọng. Sự thật là tôi chỉ sẵn sàng làm việc với những thứ thú vị”.

Tập trung hoàn toàn vào những ý tưởng mà ông thấy thú vị đã “trả cổ tức” cho những nghiên cứu và sự nghiệp của ông: Ông đã khiến cho kinh tế học trở nên hấp dẫn đối với người khác, và ông cũng biến đổi và truyền bá được lĩnh vực của ông.

Sau khi Thaler đoạt giải Nobel , Lowenstein đã viết về Thaler một lần nữa, lần này viết cho tờ The Washington Post, và nói rằng: “Nếu chỉ có các tiêu chí để giành chiến thắng là làm cho khoa học buồn tẻ trở nên không buồn tẻ – thậm chí là vui vẻ, thì Thaler đã có thể giành được từ cách đây nhiều năm”.

Theo Trịnh Thơm

Nhịp sống kinh tế

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close