Khởi nghiệpKinh doanh
Top 10 lý do khiến các nhà khởi nghiệp gặp thất bại
Số liệu thống kê đưa ra rằng tỷ lệ thất nghiệp của những doanh nghiệp mới trong 5 năm đầu tiên lên đến 50%. Dưới đây là danh sách 10 nguyên nhân thất bại khi khởi nghiệp:
Không viết ra kế hoạch cụ thể
Nguyên tắc viết ra một bản kế hoạch cụ thể là cách tốt nhất để chắc chắn rằng bạn thực sự hiểu cách làm thế nào để biến ý tưởng của mình thành việc kinh doanh.
Một tổ chức phi lợi nhuận cũng phải tạo ra doanh thu (có thể bằng quyên góp) để bù lại các chi phí hoạt động. Nếu sản phẩm của bạn miễn phí hoặc bạn mất tiền trong mỗi phiên giao dịch, việc đó rất khó để bù lỗ bằng số lượng. Bạn có thể tìm ra giải pháp cho nạn đói trên thế giới, nhưng nếu khách hàng của bạn không có tiền, công việc kinh doanh đó cũng không thể tồn tại lâu dài.
Hạn chế trong các cơ hội kinh doanh
Không phải bất kì ý tưởng độc đáo nào cũng trở thành dự án kinh doanh “bom tấn”. Bạn có niềm tin mãnh liệt vào sản phẩm hay dịch vụ của công ty mình là tuyệt vời và vì thế mọi người sẽ cần đến chúng. Đáng tiếc, điều này không đồng nghĩa với việc tất cả mọi người sẽ mua sản phẩm của bạn.
Để khắc phục tình trạng trên, bạn cần phải thực hiện cuộc thăm dò ý kiến từ gia đình và bạn bè thông qua sự nghiên cứu thị trường thực hiện bởi các chuyên gia trong ngành một cách cụ thể.
Quá nhiều cạnh tranh
Không tìm ra đối thủ cạnh tranh cũng là một điều đáng quan ngại, nó đồng nghĩa với việc sẽ không có thị trường. Nhưng có quá nhiều đối thủ cũng không phải là tín hiệu tốt. Bằng cách đơn giản gõ vào google lĩnh vực mà bạn quan tâm, nếu tìm ra hơn 10 công ty đối thủ, chứng tỏ lĩnh vực đó rất đông đúc và mang tính cạnh tranh cao.
Hãy nhớ rằng những gã khổng lồ đang say ngủ có thể thức giấc bất cứ lúc nào. Vì thế, đừng cho rằng Microsoft hay Procter&Gamble là các tập đoàn lớn thay đổi chậm chạp, bạn cần phải quan tâm tới những đối thủ này sớm hơn.
Đội ngũ chưa có kinh nghiệm
Trên thực tế, các nhà đầu tư chuyên nghiệp thường đầu tư vào con người, không phải các ý tưởng. Họ tìm kiếm những người có trải nghiệm thực tế trong lĩnh vực kinh doanh khởi nghiệp.
Nếu đây là lần đầu tiên đối với bạn, hãy tìm người cộng tác dày dặn kinh nghiệm để cân bằng niềm đam mê cũng như mang lại kinh nghiệm cho đồng đội của bạn.
Đánh giá thấp những yêu cầu về nguồn lực
Nguồn lực lớn nhất đó là tiền quỹ đầu tư, ngoài ra còn có nguồn lực khác như các hợp đồng công nghiệp hoặc khả năng tiếp cận đến các kênh tiếp thị có thể quan trọng hơn đối với một số sản phẩm nhất định.
Sở hữu nhiều tiền mặt nhưng không quản lý chúng theo cách khôn ngoan có thể dẫn đến nguy hại như việc sở hữu quá ít tiền mặt. Đừng từ bỏ công việc hiện tại của bạn cho đến khi nguồn thu nhập mới đã vững vàng.
Hiện nay với sự tấn công không ngừng của các mạng xã hội, chiến thuật tiếp thị truyền miệng không đủ để làm cho sản phẩm và thương hiệu của bạn thật sự nổi bật. Thậm chí hình thức tiếp thị này (viral marketing) thực sự còn tốn nhiều thời gian lẫn tiền bạc.
Nếu tiếp thị không hiệu quả và sáng tạo qua hàng loạt phương tiện truyền thông, bạn sẽ không có khách hàng cũng như không thể kinh doanh thành công.
Chấp nhận thua cuộc quá sớm
Theo kinh nghiệm của tôi, nguyên nhân phổ biến khiến nhiều người khởi nghiệp thất bại là khi cảm thấy mệt mỏi, họ sẽ bỏ cuộc và đóng cửa công ty.