Nhân sựQuản trị

Xem cách họp hành với nhân viên để biết sếp có thực sự là nhà lãnh đạo của bạn hay không

Với bất kỳ công ty nào, những cuộc họp hàng tuần, hàng tháng là thứ không thể thiếu trong quy trình vận hành công việc. Phong cách điều hành một cuộc họp phần nào nói lên tính cách, con người của chính sếp của bạn. 

 

Xem cách họp hành với nhân viên để biết sếp có thực sự là nhà lãnh đạo của bạn hay không

Trong cuộc họp lần sau mà bạn tham dự, hãy để ý xung quanh bạn. Hãy quan sát và bạn sẽ nhận thấy hai loại lãnh đạo khác nhau:

Người có chức danh lãnh đạo

Nói trước, Cần ảnh hưởng của người lãnh đạo thực thụ để hoàn thành công việc, Chỉ gây ảnh hưởng cho những người có chức danh lãnh đạo khác

Nhà lãnh đạo thực thụ

Nói sau, Chỉ cần ảnh hưởng của bản thân để hoàn thành công việc, Gây ảnh hưởng cho tất cả mọi người trong phòng họp.

Nếu bạn phát hiện thấy có khác biệt giữa người đang điều hành cuộc họp và người đang dẫn dắt mọi người, điều đó có nghĩa là người đang điều hành cuộc họp không thật sự là một nhà lãnh đạo.

Với mọi người, khi một nhà lãnh đạo thật thụ lên tiếng, họ đều lắng nghe. Nguyên tắc này được chuyên gia quản trị John C. Maxwell đặt tên Nguyên lý E. F. Hutton theo tên của công ty dịch vụ tài chính E. F. Hutton.

Những năm trước đây, phương châm của họ là: “Khi E. F. Hutton nói, tất cả mọi người đều lắng nghe.” Trong chương trình quảng cáo của họ trước đây, dàn cảnh gồm một khách sạn tấp nập, hoặc một khu vực công cộng.

Hai người có thể đang bàn luận về một vấn đề tài chính, người thứ nhất sẽ nhắc lại vài quan điểm về một vụ đầu tư nào đó mà nhà môi giới của anh ta đưa ra. Người kia tiếp: “À, người môi giới của tôi là E. F. Hutton, ông ấy đã nói….” Và ngay lập tức tất cả nhân viên làm việc trong cái khách sạn nhộn nhịp ấy dừng lại, chờ đợi nghe những gì người đàn ông kia sắp nói.

Khi bạn đã biết về nguyên tắc E. F. Hutton, trong bất kể tình huống nào bạn sẽ dễ dàng nhận ra ai là nhà lãnh đạo thực thụ. Khi câu hỏi được đưa ra, người mà mọi người mong đợi có câu trả lời, mọi người tập trung nhìn anh ta, người đó thật sự là nhà lãnh đạo.

Vậy khi nào một người lãnh đạo trở thành lãnh đạo thật sự trong tập thể? Tất nhiên năng lực lãnh đạo không phát triển trong ngày một ngày hai và cần quá trình rèn luyện. Không một ai được công nhận là lãnh đạo ngay lập tức. Trải qua một thời gian nhất định, 7 yếu tố sau đây sẽ đưa họ từng bước trở thành lãnh đạo:

Tính cách – Họ là ai?

Năng lực lãnh đạo thật sự luôn bắt đầu từ nội tâm của một con người. Chính vì vậy, một người như Billy Graham luôn có khả năng lôi cuốn rất nhiều người theo. Mọi người cảm nhận được chiều sâu tính cách của ông.

Mối quan hệ – Họ quen biết những ai?

Bạn chỉ có thể trở thành nhà lãnh đạo khi có người tự nguyện theo bạn trong công việc. Và đó là lý do bạn luôn cần phát triển các mối quan hệ. Các mối quan hệ càng sâu sắc, khả năng lãnh đạo càng mạnh mẽ. Mỗi lần họ bước lên một vị trí lãnh đạo mới, ngay lập tức sẽ xây dựng các mối quan hệ. Thiết lập đầy đủ các mối quan hệ đúng đắn với những người đúng đắn, bạn có thể trở thành lãnh đạo thật sự trong một tổ chức.

Kiến thức – Họ biết những gì?

Thông tin là sự sống đối với một nhà lãnh đạo. Bạn cần biết sự thật, hiểu những yếu tố liên quan, có tầm nhìn cho tương lai. Hiểu biết không tạo nên một nhà lãnh đạo, nhưng nếu thiếu hiểu biết thì không thể trở thành lãnh đạo. Người lãnh đạo thực thụ luôn dành thời gian học tập, nghiên cứu trước khi tiến hành lãnh đạo một tổ chức.

Trực giác – Họ cảm thấy điều gì?

Lãnh đạo không chỉ là quản lý dữ liệu. Nó đòi hỏi một khả năng xử lý vô số vấn đề vô hình (trực giác).

Kinh nghiệm – Họ trải qua những gì?

Thử thách trong quá khứ càng khó khăn, bạn càng có nhiều cơ hội. Kinh nghiệm không đảm bảo cho mức độ tín nhiệm, nhưng khích lệ mọi người mang lại cho bạn cơ hội chứng minh khả năng của mình.

Thành công – Họ đã làm được những gì?

Thành quả bạn đã đạt được là minh chứng rõ rệt nhất về năng lực của bạn trước mọi người. Mỗi lần phấn đấu, nhận một công việc gian nan, rồi thành công, mọi người lại có thêm lý do để tin vào khả năng lãnh đạo của bạn và từ đó lắng nghe những điều bạn nói.

Khả năng – Họ biết làm những gì?

Khả năng của nhà lãnh đạo là điều kiện tối thiểu để mọi người quyết định. Đó là lý do tuyệt đối để mọi người lắng nghe và công nhận bạn là lãnh đao. Khi họ không còn tin vào khả năng của bạn, ngay lập tức họ sẽ ngừng lắng nghe bạn.

Thảo Nguyên

Theo Trí Thức Trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close