Khởi nghiệpKinh doanh

10 bước không thể bỏ qua khi xây dựng công ty start-up

Bạn sẽ không thể nào bỏ qua được những bước cơ bản dưới đây để xây dựng một công ty khởi nghiệp thành công.

1. Cảm hứng khởi nghiệp

Tất cả các doanh nghiệp đều xây dựng trên một ý tưởng nhưng có ý tưởng không đồng nghĩa với việc bạn có thể xây dựng được một doanh nghiệp.

Nhưng, đi từ ý tưởng đến hành động thì nhất định bạn cần có cảm hứng, có động lực, đam mê đích thực. Cảm hứng, đông lực của bạn là thứ thôi thúc bạn hành động và theo đuổi hiện thực hóa ý tưởng đó bất chấp khó khăn, thiếu thốn ban đầu.

Hãy đi theo trình tự: có ý tưởng, tìm cảm hứng và động lực rồi bắt tay vào hành động.

2. Nghiên cứu

Để giảm thiểu rủi ro bạn nên đầu tư làm nghiên cứu. Muốn khởi nghiệp thành công thì ý tưởng của bạn phải giái quyết một vấn đề nào đó đang diễn ra trong xã hội hoặc ý tưởng đó đáp ứng được như cầu, mong muốn mà thị trường đang chưa được thỏa mãn.

Bước nghiên cứu không chỉ dừng lại ở tìm kiếm nhu cầu của khách hàng tiềm năng mà còn mở rộng ra nghiên cứu đối thủ mà bạn sẽ gặp phải, thị phần tiềm năng…

3. Lập kế hoạch

Làm việc không có kế hoạch là cách dễ nhất để đào hố chôn doanh nghiệp nhỏ của bạn. Bản kế hoạch kinh doanh của bạn ít nhất phải phác thảo được mục tiêu kinh doanh, kế hoạch để đạt được mục tiêu đó, các phương án dự phòng khi bạn thực hiện một kế hoạch.

Nếu bạn có ý định kêu gọi nhà đầu tư thì kế hoạch của bạn phải chỉ ra được những nhà đầu tư tiềm năng, cách để tiếp cận và thuyết phục họ.

4. Quản lí tài chính

Phần lớn các dự án start-up thất bại là do cạn tiền. Mặc dù, khởi nghiệp với công ty nhỏ không cần số tiền quá lớn, việc hết tiền là do bạn không có kế hoạch cân đối tài chính đúng đắn.

5. Lựa chọn mô hình kinh doanh

Công ty khởi nghiệp có thể là công ty TNHH một thành viên, công ty hợp danh,… Cơ cấu doanh nghiệp của bạn sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tên gọi, việc khai thuế… Hãy cân nhắc kỹ việc lựa chọn loại hình, cơ cấu kinh doanh phù hợp với nguồn lực của bạn và pháp luật hiện tại.

6. Đăng ký tên doanh nghiệp

Lựa chọn được tên, logo tốt cũng góp phần không nhỏ vào thành công của công ty bạn. Hãy đảm bảo rằng tên công ty, logo của bạn không vi phạm pháp luật hay văn hóa, hơn nữa có thể trong tương lai bạn sẽ mở rộng kinh doanh ra thị trường quốc tế vì vậy hãy nghiên cứu thật kỹ xem tên đăng ký kinh doanh công ty của bạn có vi phạm ở các quốc gia là thị trường bạn muốn tiếp cận trong tương lai hay không?

Và đừng quên đăng ký luôn tên miền cho công ty của bạn nữa, việc này sẽ giảm thiểu rủi ro, khủng hoảng của bạn trong tương lai.

7. Giấy phép kinh doanh

Các thủ tục, giấy phép là điều kiện cần và bắt buộc khi bắt đầu kinh doanh. Có rất nhiều loại giấy phép tùy theo từng lĩnh vực kinh doanh, bạn hãy nghiên cứu thật kỹ và chuẩn bị đầy đủ. Nếu như kinh doanh là một cuộc chơi thì những giấy tờ này như tấm vé để bạn bước vào sân chơi, đừng để trường hợp đáng tiếc xảy ra khi bạn đang “chơi” rất tốt thì bị đuổi ra khỏi sân vì “trốn vé”.

8. Chọn địa điểm công ty

Địa điểm công ty là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh dù đó là công ty tại gia hay một văn phòng đi thuê. Bạn nên chắc chắn rằng địa điểm kinh doanh của bạn thuận lợi giao thông cho việc xuất nhập hàng, vật liệu hay thuận lợi cho nhân viên di chuyển.

9. Hệ thống kế toán – tài chính

Tiết kiệm chi phí thôi chưa đủ, bạn cần có thêm một hệ thống tài chính – kế toán hiệu quả để kiểm soát được dòng tiền ra vào doanh nghiệp. Một hệ thống kế toán giúp bạn theo dõi được các giao dịch tài chính như thu mua, doanh số, công nợ,…

Kiểm soát và điều chỉnh được dòng tiền trong kinh doanh sẽ giúp công ty bạn hoạt động và tăng trưởng ổn định.

10. Quảng bá

Hãy đảm bảo bạn chọn được một ngách thị trường vừa sức để phát triển ổn định trước đã. Trong thời gian này khách hàng của bạn chưa nhiều bạn có thể dồn nguồn lực để chăm sóc những khách hàng này thật tốt, lắng nghe phản hồi và điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp  để xây dựng thương hiệu vững chắc.

Đừng cố bán được thật nhiều khi bạn vừa mới sản xuất ra sản phẩm, hãy cố gắng để thị trường chấp nhận sản phẩm của bạn đã, lợi nhuận sẽ đến khi khách hàng cảm thấy hài lòng.

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close