Điều then chốt trong là khả năng kiểm soát tâm trạng của chúng ta, tránh gây tổn thương cho người khác bằng lời nói
Dù bạn có thông minh đến đâu, giàu có ra sao, quyền lực thế nào thì khi giao tiếp với người khác mà đang tức giận, trí thông minh của bạn sẽ về lại con số 0, phải cần một khoảng thời gian mới trở lại bình thường được. Và trong lúc đó, bạn sẽ rất dễ mắc sai lầm!Hãy ghi nhớ rằng: Tuyệt đối không được đưa ra bất cứ quyết định nào khi đang tức giận. Một người mà không biết kiểm soát tâm trạng tốt thì có thể “giật sập cả một tòa thành”.
Điều then chốt trong giao tiếp với mọi người là khả năng kiểm soát tâm trạng của chúng ta. Hãy nhớ rằng việc gây tổn thương cho người khác bằng lời nói là việc làm ngốc nghếch nhất.
Dưới đây là 10 nguyên tắc vàng khi giao tiếp với người khác mà chúng ta cần ghi nhớ:
1. Đối với những việc gấp, hãy nói một cách chậm rãi, từ tốn
Gặp phải việc gấp đột xuất, nếu có thể bình tĩnh lại để suy nghĩ, sau đó nói rõ mọi chuyện một cách chậm rãi, từ tốn sẽ không gây kích động cho người nghe, thể hiện bạn là một người điềm tĩnh, từ đó tăng mức độ tin tưởng của họ đối với bạn.
2. Đối với những việc nhỏ nhặt, hãy nói một cách vui vẻ, hài hước
Đối với những việc nhỏ nhặt, đặc biệt là những lời nhắc nhở thiện chí, hãy nói một cách vui vẻ, hài hước thì sẽ không khiến người nghe cảm thấy khó chịu, họ sẽ không chỉ thoải mái chấp nhận lời nhắc nhở của bạn, mà giữa hai bên sẽ càng thân thiết hơn.
3. Cẩn thận khi nói về những việc mà mình không biết rõ
Đối với những việc là mình không biết rõ, nếu bạn có thể cân nhắc nói ra một cách thận trọng và nghiêm túc thì mọi người sẽ cảm thấy bạn là người đáng tin. Còn như không biết rõ mà nói một cách tùy tiện thì bạn sẽ sớm đánh mất lòng tin của nhiều người.
4. Cẩn thận khi nói về chuyện của người khác
Giữa người với người luôn cần có một “giới hạn”, bạn không nên dễ dàng bình luận, đánh giá và lan truyền chuyện của người khác, nếu không trong mắt mọi người, bạn giống như một kẻ “ngồi lê đôi mách” và “ăn nói hàm hồ”.
5. Đừng nói bừa về những việc chưa xảy ra
Người ta ghét nhất là những người hay “sinh chuyện”, nếu bạn đồn đoán hoặc nói bừa về những việc chưa xảy ra hay không có thật thì sẽ khiến người khác không tin tưởng bạn và không muốn tiếp xúc với bạn.
6. Không nói những điều khiến người khác tổn thương
Đừng dễ dàng dùng lời nói để làm tổn thương người khác, nhất là với những người thân thiết với chúng ta.
Ông bà ta có câu: “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” – tất nhiên, “lựa lời” ở đây không bảo bạn là phải ăn nói một cách “khôn khéo, giả tạo”, mà cần cân nhắc lời nào nên nói, lời nào không nên nói, đừng “xát muối” vào người khác. Tốt nhất là nên “uốn lưỡi 7 lần trước khi nói”.
7. Đừng tùy tiện hứa hẹn những việc mà mình không làm được
Đừng dễ dàng hứa hẹn những việc mà mình không làm được, nếu không mọi người sẽ cảm thấy bạn là một người “nói mà không làm được” và họ sẽ mất niềm tin vào bạn. Ngược lại, nếu bạn chỉ hứa những việc mà mình chắc chắn làm được, mọi người sẽ cảm thấy bạn là một người “nói là làm”, và đặt niềm tin vào bạn.
8. Đối với những việc đau buồn, đừng gặp ai cũng nói
Khi đang đau lòng, chúng ta luôn muốn chia sẻ ra, nhưng nếu gặp ai bạn cũng nói thì sẽ khiến người ta chịu áp lực tâm lý, từ đó hoài nghi và xa lánh bạn. Đồng thời, nếu cứ mãi như vậy, bạn sẽ còn có thể khiến họ cảm thấy bạn là người không biết nghĩ cho người khác, muốn truyền sự đau buồn cho họ.
9. Lắng nghe những điều người khác nói về mình
Hãy lắng nghe ý kiến của người khác nói về mình, một là có thể gây ấn tượng với người khác rằng bạn là người khiêm tốn, hai là sẽ khiến họ cảm thấy bạn là một người hiểu lý lẽ. Và việc “biết lắng nghe” luôn là một điều rất tốt cho tất cả chúng ta, giúp bản thân mỗi người tự hoàn thiện và thành công hơn trong cuộc sống.
10. Đối với việc của “các bậc trưởng bối”, hãy nghe nhiều nói ít
Những người lớn tuổi luôn không thích những người trẻ tuổi phát biểu quá nhiều ý kiến về việc của họ, nếu nói quá nhiều, họ sẽ cảm thấy bạn không phải là người biết kính trọng người lớn cũng như không biết khiêm tốn học hỏi. Vì vậy, hãy cân nhắc khi giao tiếp với người lớn tuổi, “kính lão đắc thọ”.
Theo Trí Thức Trẻ