Chúng ta học hỏi được nhiều nhất từ những người mình kết giao xung quanh.
Con người chúng ta sống trên đời giống như một vị khách qua đường, bận rộn đến rồi vội vã đi. Có thời điểm thăng trầm, có thời điểm ngược xuôi, có ân oán thị phi, cũng có thư giãn giản dị. Giống như hoa nở rồi tàn, mặt trời mọc rồi lặn, những điều mà chúng ta không thể thay đổi được, hãy bình thản tiếp nhận chúng để nội tâm được thoải mái, cởi mở, trái tim trở nên trong sáng và hạnh phúc.
Chúng ta hay nghe người khác nhận xét rằng: “Người A/ Người B may mắn thật đấy!” nhưng vạn sự tốt đẹp đến từ may mắn ông trời ban cho hay thực chất đó chính là nhân quả nghiệp báo của chính mình? Có được mọi điều tốt đẹp là do bản thân giữ lòng thiện lương, tâm tính bình thản nên quả ngọt mới đến. Chẳng phải tự dưng vô duyên vô cớ mà chúng ta may mắn nhận được cái gì hay xui xẻo mất đi cái gì. Tất cả đều xuất phát từ tâm tính sâu trong trái tim chứ không phải hành vi bên ngoài. Cho dù hành vi khéo léo đến mấy, miệng lưỡi đưa đẩy hợp lòng người, chỉ cần không giữ trái tim tốt lành, bạn sẽ đánh mất phúc phận trời ban.
Người xưa có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Chúng ta luôn dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường và con người xung quanh. Vì vậy, nếu có thể thường xuyên tiếp xúc và kết giao với những người có 3 đặc tính sau đây, bạn sẽ dễ dàng làm chủ hạnh phúc và phước lành của chính mình.
1. Người có bản mệnh tốt
5 phước lành mà người có bản mệnh tốt thường gặp chính là: phú quý, trường thọ, an khang, đạo đức, an nghỉ (được ra đi vì tuổi già sức yếu tại nhà chứ không phải chết bất đắc kỳ tử). Thường xuyên kết giao và qua lại với người có bản mệnh tốt, chắc chắn bạn sẽ học tập được nhiều mặt đáng giá ở họ vì muốn có được 5 phúc phận ấy, họ phải là người tâm tính thiện lương và cư xử tốt đẹp. Chỉ tốt bề ngoài hay bên trong tốt đều là chưa đủ, mà phải có được cả 2 điều kiện trên.
Thế giới này vận hành theo quy luật hấp dẫn. Bạn là người như thế nào sẽ hấp dẫn những người tương tự như vậy xung quanh. Nếu muốn xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với những người bản mệnh tốt, nhất định bạn phải thay đổi và phát triển bản thân theo hướng an yên.
Chỉ tốt bề ngoài hay bên trong tốt đều là chưa đủ, mà phải có được cả 2 điều kiện trên. Ảnh minh họa.
2. Người luôn sẵn sàng cho đi
Luôn sẵn sàng cho đi chính là cách nhanh nhất để trở nên giàu có. Đôi khi, cho không có nghĩa là mất, mà nó còn đem lại sự phong phú hơn cho tâm hồn và đạo đức con người. Nếu luôn giữ lòng tính toán so đo, cho đi mà luôn tìm cách để nhận lại, ban phát được 1 đồng mà muốn được lợi 10 đồng, thì đó là tâm tính của sự nghèo khó, càng cho càng khó, bạn vĩnh viễn không bao giờ đạt được phú quý đích thực.
Muốn đạt được phú quý, phải có tâm hồn giàu có trước. Nếu giữ lòng nghèo nàn, sau này sẽ nhận về quả báo nghèo nàn. Nếu bạn sẵn sàng cho người khác những điều tốt đẹp, đối phương tự nhiên sẽ mở lòng và sẵn sàng cho bạn những điều tốt đẹp tương tự như thế. Nếu bạn toan tính thiệt hơn, so đo ích lợi, đương nhiên đối phương cũng chỉ muốn lợi dụng, cướp đoạt ích lợi từ bạn mà thôi.
3. Người có lòng sám hối
Giáo lý nhà phật coi sám hối như là một cách tu luyện để được tái sinh: “Chỉ có sám hối nghiệp chướng của mình thề không tái tạo, mới được vãng sanh… đoạn ác tu thiện mới chính là sám hối.”
Đa số thời điểm, chúng ta vừa bỏ mặc vừa e sợ quy luật “Nhân quả tuần hoàn”. Có người không cẩn thận dẫm chết một con kiến cũng vội vàng sám hối, lo sợ sát nghiệp; nhưng khi nội tâm sinh ra hận thù và toan tính, họ lại dễ dàng bỏ qua mà không biết đấy cũng là một loại “nghiệp”. “Nghiệp” đến từ tâm niệm đôi khi còn đáng sợ hơn từ hành vi vì tâm niệm có thể trực tiếp thay đổi bản tính con người.
Phải sám hối từ lời nói và lòng thành mới thay đổi được bản chất bên trong. Theo cách hiểu thông thường, sám hối là xin lỗi, hay hối hận, ăn năn. Điều quan trọng là phải ăn năn, hối lỗi, nhưng cũng có người xin lỗi mà không ăn năn. Chỉ tốt bề ngoài hay bên trong tốt đều là chưa đủ, mà phải có được cả 2 điều kiện trên. Chỉ tốt bề ngoài hay bên trong tốt đều là chưa đủ, mà phải có được cả 2 điều kiện trên. Chỉ tốt bề ngoài hay bên trong tốt đều là chưa đủ, mà phải có được cả 2 điều kiện trên. Ví dụ nghĩ rằng mình không có lỗi, nhưng vì không ai nhận lỗi, nên mình nhận. Nói như vậy không phải là tự nhận lỗi thật, không phải là thật lòng xin lỗi, sám hối.
Chỉ có người sám hối đúng pháp, ăn năn thật sự từ trong trái tim mới chân thành tìm cách thay đổi bản thân, ngăn cản mình tiếp tục làm điều ác. Có như vậy, tâm mới trở nên thanh tịnh và trong sáng hơn, ảnh hưởng cho thân tướng tốt đẹp hơn khiến người khác có thiện cảm, lời nói hiền hòa có sức cảm hóa lòng người. Tâm tính sáng trong như mặt trời thì làm gì cũng tốt, việc nào cũng bình tĩnh giải quyết được.
Trí thức trẻ