Kinh doanhÝ tưởng

5 điều cần biết nếu muốn kinh doanh thành công ở nông thôn

Nông thôn Việt Nam là một khu vực tiêu thụ hàng hóa tiềm năng, trải trên một địa bàn rộng lớn khi nó chiếm tới 75% dân số.

Nếu đang ấp ủ dự định, ý tưởng khởi nghiệp, làm giàu ở nông thôn thì dưới đây là 5 điều cơ bản bạn không thể không biết về người tiêu dùng nông thôn để kinh doanh thành công.

1. Đặc điểm người tiêu dùng ở nông thôn

– Thu nhập của người tiêu dùng nông thôn đang ngày càng tăng lên, người ta bắt đầu nâng cấp cuộc sống của mình và con cái, sửa sang nhà cửa, phát triển sự nghiệp và sắm sửa đồ gia dụng như tủ lạnh và máy giặt… Không chỉ dừng lại ở đó, nhiều người còn đầu tư cho tương lai của con mình trong nhiều lĩnh vực, cụ thể nhất là giáo dục.

– Người dùng ở nông thôn có liên hệ chặt chẽ với những người xung quanh, quan hệ trong gia đình và cộng đồng luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống hàng ngày. Do đó, họ có tâm lý mua sắm theo kiểu đám đông: chỉ cần dăm ba người mua một mặt hàng tiêu dùng nào đó rồi truyền khẩu, giới thiệu cho nhau là sẽ có nhiều người tới mua.

– Mặc dù kinh tế và tài sản của người tiêu dùng nông thôn có khá hơn, nhiều người vẫn cân nhắc chi tiêu một cách cẩn thận, họ thích các sản phẩm có uy tín và ít rủi ro, họ rất thận trọng khi mua sắm.

2. Kênh thương mại truyền thống vẫn đóng vai trò quan trọng

Chợ truyền thống vẫn là nơi được ghé thăm nhiều nhất ở nông thôn. Chợ truyền thống chiếm tỷ trọng cao trong tiêu dùng tại nông thôn.

Người mua hàng chủ yếu quan tâm tới các sản phẩm như chăm sóc gia đình và cá nhân, thức uống, gia vị và sản phẩm từ sữa ở các cửa hàng thương mại hiện đại còn thực phẩm tươi sống, gia vị thông thường và các vât dụng gia đình thì chủ yếu được mua tại kênh thương mại truyền thống.

Bên cạnh lắng nghe người thân xung quanh, người tiêu dùng ở nông thôn còn rất phản ứng tích cực với lời khuyên của người bán hàng. Do đó mỗi người bán hàng là một đại sứ tích cực cho thương hiệu của mình.

3. Tivi vẫn là lựa chọn số 1 để tiếp cận người tiêu dùng nông thôn

Đối với nhiều người tiêu dùng nông thôn, tivi là nơi cung cấp thông tin sản phẩm đáng tin cậy. Ngược lại, truyền miệng lại có ảnh hưởng lớn đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng.

Tại nông thôn, tỉ lệ sử dụng internet vẫn còn thấp, đa số chỉ có những người trẻ mới sử dụng các thiết bị kỹ thuật số.

Nông thôn chiếm tới 75% dân số VN
Nông thôn chiếm tới 75% dân số VN

4. Các mặt hàng kinh doanh tiềm năng

Đặc thù của cư dân vùng nông thôn chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi.

Vì chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, nghề muối, nghề rừng… nên những mặt hàng mà vùng nông thôn cần chủ yếu là những công cụ để phục vụ sản xuất: máy móc nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thức ăn cho thủy sản và những công cụ hỗ trợ sản xuất khác như máy bơm, máy xúc, máy sấy, máy xay sát…

Khu vực nông thôn chủ yếu là sản xuất nhỏ lẻ theo mô hình hộ gia đình nên những dụng cụ đắt tiền như máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, công cụ vận tải hay những máy móc hỗ trợ sản xuất có giá trị cao thường rất khó tiêu thụ.

Cư dân nông thôn phần lớn là không nhiều tiền nên khi bán hàng ở khu vực này bạn nên chọn sản phẩm cho phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng.

Người tiêu dùng khu vực nông thôn với bản tính thật thà nên những mặt hàng nào khi đã có uy tín, được người tiêu dùng tin tưởng, chắc chắn sẽ có nhiều cơ hội tiêu thụ trên địa bàn lâu dài. Ngược lại, nếu một sản phẩm nào đó bị đánh mất uy tín sẽ bị người tiêu dùng tẩy chay và rất khó có cơ hội quay lại địa bàn tiềm năng này.

Bạn nên chọn cách lấy lòng tin của người tiêu dùng nông thôn bằng sự trung thực, chứng nhận chất lượng và nguồn gốc của sản phẩm.

5. Chiến lược để thành công

Người tiêu dùng nông thôn đang là đối tượng khách hàng quan trọng của nhiều doanh nghiệp, do đó, muốn kinh doanh thành công ở nông thôn, bạn phải hiểu được giá trị của người tiêu dùng nông thôn, mang đến những sản phẩm trung thực và bảo đảm bằng cách giữ vững những cam kết của thương hiệu, hãy chia sẻ ý thức cộng đồng và sự lạc quan của người tiêu dùng nơi đây.

Hiểu được cách và nơi họ mua sắm: Nên đa dạng hóa các kênh mua sắm và chiến lược phân loại sản phẩm nhằm đáp ứng tính hiếu kỳ của người tiêu dùng nông thôn, cung cấp các giá trị thực và phát triển ngành hàng bằng cách mang đến sự đẳng cấp và phong cách sống nhất định.

Hiểu được cách tiếp cận họ: Doanh nghiệp phải kết nối và chăm sóc những người ủng hộ thương hiệu mình nhằm tận dụng sức mạnh của truyền miệng. Biến mỗi người bán hàng thành một đại sứ thương hiệu, khai thác sức mạnh của truyền hình cùng với quảng cáo kỹ thuật số để kết nối với nhóm người tiêu dùng trẻ.

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close