Nhân sựQuản trị

5 suy nghĩ ấu trĩ nhất của một vị sếp tồi

Có rất nhiều quản lý (hoặc sếp) vì những suy nghĩ rất ngô nghê mà mãi mãi chỉ là quản lý dựa vào chức danh chứ không thể làm lãnh đạo đúng nghĩa. Hãy tránh xa những suy nghĩ này nếu không muốn làm một vị sếp tồi.

1. Sếp đi nói xấu hoặc so bì với nhân viên từ sau lưng

“Nói xấu sau lưng” là điều không nên làm với bất cứ ai, đặc biệt nói xấu nhân viên là chuyện không sếp nào nên làm.

Bởi lẽ bạn tuyển dụng, hướng dẫn, đào tạo và quản lý, rồi bạn đi nói xấu chẳng khác nào đang tự làm xấu chính mình, tự thể hiện sự lãnh đạo yếu kém.

2. Nhân viên của mình không thể làm được những điều mình còn không làm được

Nhiều sếp hay nghĩ mình giỏi hơn nhân viên và nhiều kinh nghiệm hơn nên ít khi chịu đón nhận ý kiến khác biệt từ nhân viên. Mỗi người sẽ có ưu nhược khác nhau, bạn không nên áp đặt mình vào nhân viên của mình.

Có nhiều nhân viên làm được rất nhiều việc mà bạn không thể làm. Điều đó không có nghĩa bạn ấy giỏi hơn sếp mà bởi mỗi người luôn có kỹ năng, kiến thức và có thế mạnh riêng.

3. Sợ nhân viên giỏi quá, một ngày nào đó sẽ thay thế mình

Đây là suy nghĩ thiển cận của một nhà lãnh đạo thiếu tài năng và luôn sợ bị “hất cẳng” thay thế. Nếu bạn chỉ thích ngồi một vị trí và làm những công việc ổn định, không cần thay đổi, thì bạn không nên làm sếp.

Làm lãnh đạo đúng nghĩa là phải tự hào khi nhân viên mình thành công và thăng tiến và điều đó đồng nghĩa với việc bạn cũng sẽ có thể có bước tiến mới và có những cộng sự giỏi giúp đỡ mình.

4. Nhân viên sinh nhật ngày nào không quan tâm

Nhân viên hỗ trợ cho bạn, làm theo những điều bạn muốn, vậy tại sao không trân trọng mối quan hệ này; đừng coi họ là cái máy, chỉ làm việc.

Ai cũng có cảm xúc và muốn được quan tâm. Có thể bạn không nhớ sinh nhật họ nhưng hãy bằng cách này hoặc cách khác thể hiện sự quan tâm của bạn đối với họ, đó là việc một lãnh đạo nên làm.

5. Dùng tiền tạo áp lực để nhân viên làm việc

Ai cũng cần tiền nhưng tiền là yếu tố cần mà không đủ. Hãy đảm bảo rằng nhân viên bạn có đủ tiền để lo cho cuộc sống cá nhân họ, để họ an tâm tận sức làm việc cho bạn.

Nếu bạn muốn họ nỗ lực hơn, hãy dùng những điều khác để làm động lực. Sự công nhận của công ty và cách đối xử của sếp đối với họ sẽ là những yếu tố đủ và cũng là yếu tố khác biệt giữ chân những nhân viên xuất sắc nhất.

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close