Có tới 41% trong số 177 triệu phú tự thân sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đói nghèo. Vậy đâu là yếu tố số 1 giúp họ thúc đẩy mình và trở nên giàu có? Đó chính là thay đổi thói quen hàng ngày.
Trong cuộc sống của chúng ta, có vô vàn tấm gương vượt khó, trải qua các thách thức để thành công. Theo Forbes, có 1.700 người ở Mỹ trở thành triệu phú mỗi ngày. Dựa trên nghiên cứu những thói quen giàu có của triệu phú nổi tiếng Thomas Corley, có tới 41% trong số 177 triệu phú tự thân sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đói nghèo. Vậy đâu là yếu tố số 1 giúp họ thúc đẩy mình và trở nên giàu có? Đó chính là thay đổi thói quen hàng ngày.
Thay đổi thói quen của bạn có thể là một điều khó khăn, đặc biệt là khi bạn không biết phải làm thế nào. Hiểu được tâm lý phổ biên này, trong cuốn sách nổi tiếng Thay đổi thói quen là thay đổi cuộc đời bạn của Thomas Corley, ông đã chỉ ra 6 “lối tắt” giúp bạn từ một kẻ bình thường trở thành một người thành công và giàu có.
1. Hợp nhất thói quen của bạn
Hãy suy nghĩ về một thói quen hiện tại, hay một “lối mòn” mà bạn thường tư duy, nó giống như một con tàu chỉ chạy trên một đường ray vậy. Tuy nhiên, nếu bạn thêm thói quen mới vào đoàn tàu đó, như thể nó là một hành khách mới, thì bộ não của bạn sẽ không chống đối lại, bởi vì bạn không cố gắng kiểm soát đoàn tàu hay đường ray. Đơn giản là bạn chỉ chạy trên chuyến hành trình của mình.
Khi một thói quen cũ không nhận thức thói quen mới như một mối đe dọa, thì nó sẽ không tạo ra những rào cản để chống lại sự hình thành thói quen mới.
2. Chọn bạn bè một cách khôn ngoan
Các thói quen cũ có thể được hình thành bởi các những người mà bạn quan hệ. Nếu bạn đang cố gắng loại bỏ một số thói quen có hại, bạn cần phải hạn chế thời gian mà bạn dành cho những người góp phần tạo nên thói quen đó.
Nếu bạn đang cố tạo ra một thói quen tốt mới, hãy liên kết với những người có thói quen tốt mà bạn đang cố gắng áp dụng. Giả sử một trong những mục tiêu mới của bạn là đọc thêm nhiều sách, hãy tham gia một nhóm đọc để thảo luận về những cuốn sách hay. Nếu bạn đang đặt ra mục tiêu là chạy bộ mỗi sáng hay đến phòng tập thể hình thì hãy tìm những người bạn đồng hành cùng với bạn.
Một khi bạn quyết tâm để thay đổi thói quen, bạn sẽ bắt đầu thấy rằng có rất nhiều người khác có những thói quen giống nhau và họ ở ngay xung quanh cuộc sống của bạn.
3. Thay đổi môi trường sống của bạn
Nó sẽ dễ dàng hơn cho bạn để từ bỏ những thói quen cũ và tạo ra những thói quen mới khi môi trường thay đổi. Nhà mới, công việc mới, bạn bè mới… tất cả đều tạo cơ hội để hình thành những thói quen mới. Khi môi trường sống của bạn thay đổi, bạn buộc phải suy nghĩ theo từng ngày. Thìa, dao và nĩa không còn ở nơi cũ, vì vậy bạn phải suy nghĩ rằng chúng ở đâu. Trách nhiệm mới của bạn trong công việc không còn như trước, vì vậy bạn phải suy nghĩ để thực hiện tốt.
Cuối cùng bộ não sẽ buộc bạn phải phát triển những thói quen trong môi trường mới của mình để nó có thể vận hành một cách dễ dàng hơn.
4. Khởi đầu nhỏ
Thay đổi thói quen của bạn dễ dàng hơn nếu bạn bắt đầu với những thói quen nhỏ. Thay đổi thói quen nhỏ hay là bổ sung thói quen đòi hỏi rất ít nỗ lực. Ví dụ như uống nhiều nước hơn trong ngày, bổ sung vitamin hoặc nghe sách dạng audio trên đường đến cơ quan của bạn.
Thay đổi thói quen nhỏ cũng bao gồm việc cắt giảm các thói quen xấu hiện có, như giảm số điếu thiếu thuốc lá mà bạn dùng, giảm thời gian xem truyền hình xuống 30 phút mỗi ngày hoặc giảm thời gian sử dụng Facebook hoặc Internet xuống ít hơn một giờ mỗi ngày. Thay đổi thói quen nhỏ hơn và dễ dàng hơn, thì xác suất sẽ càng cao.
5. Lên kế hoạch cho thói quen mới của bạn
Một trong những thủ thuật mà các nhà triệu phú tự thân sử dụng là kết hợp một số thói quen có ích được thực hiện hàng ngày vào danh sách việc cần làm của họ. Trong nghiên cứu Các thói quen giàu có, tác giả chỉ ra rằng, có tới hai phần ba các triệu phú tự thân luôn duy trì thực hiện danh sách những việc cần làm trong cuộc sống.
Mỗi ngày bạn phải chịu trách nhiệm về những thói quen hàng ngày mới mà bạn đang cố gắng hình thành. Nếu chúng là những thói quen đơn giản hàng ngày, thì sau vài tuần, bạn sẽ không cần đưa họ vào danh sách việc cần làm nữa bởi chúng sẽ tự khắc trở thành thói quen. Sau đó, bạn có thể chuyển sang các thói quen hàng ngày khác theo quy trình tương tự.
6. Tạo bức “tường lửa” chống lại thói quen xấu của bạn
Một mẹo để thay đổi thói quen là tạo ra những chướng ngại vật để ngăn cản bạn thực hiện những thói quen xấu. Giả sử bạn ăn đồ ăn nhanh vào ban đêm trong khi xem TV. Bạn ăn thức ăn vặt đó bởi vì nó có trong nhà bếp. Nếu nó không ở trong nhà bếp, bạn sẽ không thể ăn được. Vì vậy, ngừng lưu trữ những đồ ăn vặt trong nhà bếp và thay vào đó hãy dành chỗ cho đồ ăn nhẹ lành mạnh như hoa quả.
(Theo Nhịp sống kinh tế – Tựa bài do DNSG Online đặt lại)