Quản trịTruyền thông

7 nguyên tắc cho một slogan quảng cáo hay và ý nghĩa

Khẩu hiệu – slogan được xem như chìa khóa tối ưu để mở ra cánh cửa thành công cho một doanh  nghiệp, góp phần tạo nên thương hiệu lâu bền.

Một câu slogan sáng tạo là một tài sản lớn của doanh nghiệp, là cầu nối giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Slogan hay, sáng tạo, người dùng bắt gặp một lần sẽ nhớ rất lâu và có thể lan truyền tự nhiên trong cồng đồng mạng xã hội, tạo nên hiệu quả lâu dài.

Tuy nhiên, thiết kế được một thông điệp hay, vừa chạm đến trái tim người tiêu dùng, vừa thể hiện chân thực hình ảnh doanh nghiệp đến khách hàng chưa bao giờ là điều dễ dàng.

Dưới đây là những nguyên tắc viết slogan hay, ý nghĩa và độc đáo bạn có thể tham khảo

1. Khơi gợi cảm xúc

Slogan thành công là khi “đánh” vào tâm lý, như một lời tâm tình của người bạn, người thân. Những từ ngữ khơi gợi cảm xúc tốt đẹp, nhân bản từ sâu thẳm mỗi người sẽ có sức thuyết phục, đi vào lòng người.

2. Kết hợp hài hòa với logo

Slogan luôn song hành cùng với logo. Bạn có thể có logo trước rồi sáng tác slogan phù hợp. Dù thay đổi theo từng thời kỳ nhưng slogan luôn phải ăn nhập với logo của thương hiệu.

3. Đừng ngại nó quá dài

Tiêu chí ngắn gọn là tiêu chí quan trọng hàng đầu của 1 slogan hay. Tuy nhiên, đôi lúc bạn cũng có thể sử dụng những slogan dài hiệu quả.

Độ dài dưới 8 từ là chấp nhận được với 1 slogan, nếu slogan của bạn có vần điệu, dễ nhớ hoặc quen thuộc với công chúng, bạn có thể cho phép nó dài hơn 1 chút.

4. Hãy kêu gọi hành động

Nghĩa cổ của “slogan” là tiếng hô xung phong của người lính khi đánh trận, do đó, slogan cần có sự kêu gọi hành động trong đó. Có rất nhiều thương hiệu sử dụng những câu khẩu ngữ kêu gọi người nghe hành động ví dụ như “Just do it!”…

Tạo nên 1 slogan hay không phải việc đơn giản
Tạo nên 1 slogan hay không phải việc đơn giản

5. Tránh xa các từ sáo rỗng

Trung thực, thành thật là yếu tố hàng đầu để thương hiệu của bạn đi vào lòng người. Những từ như “hàng đầu”, “đẳng cấp”, “tốt nhất”, “dẫn đầu”… là những từ ngữ rất sáo rỗng. Trừ khi bắt buộc phải sử dụng, bạn nên bỏ qua những sáo ngữ này.

Hãy trung thực, slogan phải phản ánh đúng tình hình kinh doanh. Những lời nói cường điệu thường dễ bị phản tác dụng và người dùng “nghi ngờ”, thậm chí ghét bỏ, tẩy chay. Hãy thành thật, nhưng tìm một cách thông minh và khéo léo để nhấn mạnh thế mạnh của sản phẩm.

6. Mang vần điệu vào slogan

Để slogan của bạn dễ đi vào tâm trí người đọc, hãy tạo ra âm điệu cho nó. Có thể là bắt chước một điệu nhạc, hoặc cách gieo vần thuận tiện và dễ nghe để mọi người dễ dàng tiếp thu hơn.

7. Cho thấy sự vượt trội của sản phẩm

Một slogan hay phải chỉ ra được lợi ích, đặc trưng, điểm mạnh hoặc vượt trội của sản phẩm. Đơn giản hơn, đó có thể là một tính chất dễ nhận biết của sản phẩm, để khách hàng dễ dàng nhận ra và ghi nhớ. Slogan là sự tương tác đầu tiên với khách hàng, nên rất cần thiết cho họ thấy được sự vượt trội của sản phẩm.

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close