Câu chuyệnKinh doanh

Naomi Wu – Sexy Cyborg: vượt qua định kiến để trở thành biểu trưng cho ngành sáng chế Trung Quốc

Không chỉ là một nhà sáng chế đấu tranh cho định kiến về giới tính trong ngành của mình, cô còn là biểu tượng cho một thế hệ các nhà sáng chế mới nổi ở Trung Quốc, đang nỗ lực vượt qua Mỹ để giành lấy vị trí dẫn đầu về sáng tạo và phát triển công nghệ mới.

 

Naomi Wu - Sexy Cyborg: vượt qua định kiến để trở thành biểu trưng cho ngành sáng chế Trung Quốc

Huaqiangbei, chợ điện tử nổi tiếng của Thâm Quyến, Trung Quốc, là một nơi luôn náo nhiệt và thậm chí hỗn loạn với hàng ngàn con người. Các ngăn xếp chồng chất hàng núi các bảng mạch điện tử, cáp điện và các linh kiện đầy màu sắc dài ngút tầm mắt. Các hộp đựng hàng được sắp xếp như các khối vuông trong trò chơi xếp hình xung quanh các lối đi chật hẹp.

Đây cũng chính là nơi truyền cảm hứng cho các bộ phim về cyberpunk – một thế giới tương lai tràn ngập ánh đèn neon, nơi những cư dân sống chung giữa “rừng” máy móc. Với Naomi Wu, một người đam mê phần cứng, nơi đây chính là nhà của cô.

Naomi Wu - Sexy Cyborg: vượt qua định kiến để trở thành biểu trưng cho ngành sáng chế Trung Quốc - Ảnh 1.

 Naomi Wu là người được truyền thông phương Tây mệnh danh là “quả bom Reddit của Trung Quốc”, nhưng với nhiều người khác, cô được xem như nhà sáng chế. Cô tạo nên những món đồ – cỗ máy rót vodka BarBot, một thiết bị chạy Linux có hình dáng như hộp trang điểm, các thiết bị đeo in 3D – và mỗi tuần, có tới hàng ngàn người lại dõi theo các video của cô.

Cô điều hành một kênh YouTube rất thành công có tên “Naomi ‘SexyCyborg’ Wu”, và chỉ trong vòng hai năm, nó đã thu hút đến 28 triệu lượt xem. Các video của cô không chỉ đầy dũng khí mà còn có các hướng dẫn dễ hiểu, từng bước một, các bài đánh giá sản phẩm, và các góc cạnh về cuộc sống xung quanh Thâm Quyến.

Naomi Wu - Sexy Cyborg: vượt qua định kiến để trở thành biểu trưng cho ngành sáng chế Trung Quốc - Ảnh 2.

 Bản thân Wu cũng tự nâng cấp cơ thể mình. Cô cho rằng, cơ thể chúng ta cũng như các thiết bị, chúng ta đã nâng cấp thiết bị, tại sao lại không làm với bản thân mình? Với chiều cao chỉ 1m6, cô có hai lựa chọn tăng cường cơ thể mình: ngực to hơn hoặc tăng thêm chiều cao. Muốn cao hơn cô phải chịu các cuộc phẫu thuật đánh gẫy và kéo dài chân của mình, một phương pháp đã bị Bộ Y tế Trung Quốc cấm vào năm 2006, do đó cô lựa chọn phương án còn lại. Dù sao đó cũng là biểu hiện cho giới tính của mình.

Hàng trăm người đã tài trợ cho các video YouTube của cô qua Patreon. Và Twitter không chỉ là công cụ để cô quảng bá các dự án, tương tác tốt hơn với người hâm mộ, mà còn để chống lại những lời lẽ coi thường mình. Phần mềm tường lửa Great Firewall của Trung Quốc có thể chặn các phương tiện truyền thông của phương Tây, nhưng Wu luôn biết cách truy cập chúng thông qua những công cụ chống kiểm duyệt.

Naomi Wu - Sexy Cyborg: vượt qua định kiến để trở thành biểu trưng cho ngành sáng chế Trung Quốc - Ảnh 3.
Naomi Wu - Sexy Cyborg: vượt qua định kiến để trở thành biểu trưng cho ngành sáng chế Trung Quốc - Ảnh 4.

Hình ảnh những người đàn ông bên cạnh các cỗ máy cơ khí đã trở nên quá quen thuộc đến nỗi việc một cô gái như Wu lại có thể là một nhà sáng chế thật sự khó tin. Với Wu, điều làm nên một nhà sáng chế về cơ bản chỉ là chịu để tay mình lấm bẩn và truyền bá kiến thức vào trong cộng đồng: hay nói cách khác là, làm việc và chia sẻ.

Người phương Tây gọi tôi là nhà sáng chế bởi vì tôi thực sự làm nên những thứ này.” Cô cho biết. “Tôi đặt vào đó thời gian, mồ hôi, công sức – chịu lấm bẩn, trầy xước và bỏng. Khi tôi làm nên những thứ này, tôi đưa chúng ra ngoài phố – thậm chí tôi đã đi tàu điện ngầm với một cái máy in 3D ở trên lưng, để đưa văn hóa sáng chế tới mọi người. Không phải chỉ là đôi ba lần cho một dự án ở trường đại học, mà là hàng tuần trong nhiều năm để xây dựng nên một kho chứa cho các dự án DIY lớn hơn bất cứ nhà sáng chế nào ở Trung Quốc.

Những công trình đầu tiên của Wu tương đối phức tạp: đó là đôi giầy Wu Ying, hay nói đúng hơn, một cặp đế giày được in 3D. Mỗi chiếc đế là một khoang liền mạch với các dụng cụ kiểm tra ẩn giấu sâu bên trong. Cùng với nhau chúng làm nên một thiết bị chứa một máy ghi lại động tác gõ phím có kết nối USB, một thanh lock pick, cáp ethernet, hộp kiểm tra và router wifi. Một phụ kiện tự chế hoàn hảo.

Dự án gần đây nhất của cô là chiếc BarBot, sự kết hợp từ các đường ray, động cơ, các bộ phận in 3D và chạy trên phần code mã nguồn mở. Nhiệm vụ của cỗ máy này là rót ra một cốc cocktail hoàn hảo, giống như một robot đáng tin cậy sau quầy bar. Các con số trên bảng điều khiển minh họa cho các loại cocktail “Sex on the Beach” hay “Woo Woo” và nhiều đồ uống phổ biến khác trên thực đơn.

Naomi Wu - Sexy Cyborg: vượt qua định kiến để trở thành biểu trưng cho ngành sáng chế Trung Quốc - Ảnh 5.

Cỗ máy này lấy cảm hứng từ dự án BarBot cùng tên của nhà sáng chế Lukas Šidlauskas đăng tải trên YouTube. Tuy nhiên, phần code ban đầu cần đến nhiều linh kiện hơn, do vậy cô đã chỉnh sửa lại phần mã nguồn để cỗ máy của mình càng đơn giản càng tốt.

Năm ngoái, Wu tập trung vào sản phẩm của riêng mình: một bản mạch màu đỏ có kích thước bằng lòng bàn tay có tên gọi sino:bit . Nó là một bản mạch đơn vi điều khiển – về cơ bản giống như một chiếc máy tính tý hon có thể lập trình, với một ma trận các đèn LED đủ rộng để hiển thị các ký tự tiếng Trung. Mục đích của Wu là dậy cho những đứa trẻ Trung Quốc về mã nguồn mở và máy tính.

Naomi Wu - Sexy Cyborg: vượt qua định kiến để trở thành biểu trưng cho ngành sáng chế Trung Quốc - Ảnh 6.

Sự sáng tạo nên được bắt đầu từ trường học chứ không phải từ các không gian sáng chế (các makerspace).” Wu cho biết. Nếu không, “nó chỉ nới rộng hơn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.” Wu hy vọng sino:bit có thể được sử dụng trong các trường học để dạy cho học sinh về lập trình, nhưng điều quan trọng nhất là, dậy cho họ về các quy tắc của mã nguồn mở: sao chép khi nào và như thế nào.

Ở Trung Quốc, mã nguồn mở có nghĩa là miễn phí.” Wu cho biết. “Tôi có thể chỉ lấy nó về mà không phải đóng góp gì. Còn ở Mỹ, họ hiểu rằng nếu ai đó lấy đi thứ gì từ cộng đồng, họ sẽ làm điều gì đó để đền đáp lại cho cộng đồng.” Cô Wu cho biết, các công cụ lập trình hướng dẫn lập trình hiện đã có nhiều, nhưng chúng chỉ hiển thị bằng tiếng Anh, và trẻ con Trung Quốc cần học được các giá trị này bằng ngôn ngữ bản địa là điều cấp thiết.

Wu là người tạo ra sino:bit, công ty điện tử Elecrow Technology tại Thâm Quyến là đơn vị sản xuất nó. Thiết bị này cũng đã được Tổ chức Phần cứng Mã nguồn Mở chứng nhận, biến nó trở thành sản phẩm phần cứng mã nguồn mở đầu tiên của Trung Quốc giành được sự ghi nhận này. Chứng nhận này ra mắt từ năm 2016 như một cách để hệ thống hóa nghĩa của từ “mã nguồn mở” và để các nhà sáng tạo tuân theo các tiêu chuẩn bắt buộc về pháp lý.

Naomi Wu - Sexy Cyborg: vượt qua định kiến để trở thành biểu trưng cho ngành sáng chế Trung Quốc - Ảnh 7.

Trên thực tế, Naomi Wu chỉ là biệt danh cô sử dụng để bảo vệ danh tính thật của mình. Nhiều người Trung Quốc chấp nhận một cái tên tiếng Anh vì nhiều lý do khác nhau, với Wu, đó là kết quả của việc xem chương trình 90210. Không ai có thể lần ra được địa chỉ, số tài khoản và hồ sơ của cô. Cô từng cho biết rằng mình 23 tuổi vào tháng Mười 2016. Wu cho biết, cô cũng sử dụng một cái tên nam giới khác để cho công việc chính của mình là phát triển web để tách biệt với danh tính thật của mình, cũng như tránh né sự kỳ thị về giới tính trong ngành code với nhau.

Naomi Wu - Sexy Cyborg: vượt qua định kiến để trở thành biểu trưng cho ngành sáng chế Trung Quốc - Ảnh 8.

Tuy nhiên, biệt danh của cô không bảo vệ được cô khỏi các hành động quấy rối mà những người phụ nữ phải thường xuyên đối mặt. Cô thường bị chế giễu vì quần áo, cơ thể, chủng tộc và giới tính. Trong khi online, cô từng bị gọi bởi những từ ngữ như “con điếm”, “lẳng lơ”, và nhận được cả những lời đe dọa đến sự an toàn của mình.

Không những vậy, những thành công mà cô tự tay có được với tư cách một nhà sáng tạo cũng không giúp cô thoát khỏi những lời dị nghị về khả năng thực sự của mình. Trong vài năm qua, cô đã buộc phải chống lại các thuyết âm mưu vô căn cứ trên Reddit và 4chan khi cho rằng một người đàn ông da trắng đã đứng sau chỉ đạo cô. Thậm chí có người còn buộc tội cô giả mạo khả năng tiếng Anh của mình, dù cô đã cởi mở về thực tế rằng cô nhận sự giúp đỡ và kiểm tra lỗi cho việc giao tiếp bằng văn bản trên các trang quốc tế.

Wu đã phải công khai tự bảo vệ mình hết lần này đến lần khác. Cô ghi chép lại các dự án của mình từ đầu đến khi hoàn tất, tự hàn trước mặt khán giả, và tự mình kiểm tra lại mối hàn. “Tôi tự làm tất cả các công trình của mình và giữ camera chạy từ đầu đến khi kết thúc để chứng minh nó.” Wu cho biết trên diễn đàn Hacker News.

Naomi Wu - Sexy Cyborg: vượt qua định kiến để trở thành biểu trưng cho ngành sáng chế Trung Quốc - Ảnh 9.

Thế nhưng tất cả điều đó vẫn không đủ. “Những chi tiết kỹ thuật khác giúp tôi hoàn thành công việc luôn xuất hiện trong các bản trình bày và nhật ký công việc. Không có bằng chứng nào tôi đưa ra có thể được chấp nhận và tôi càng làm việc chăm chỉ hơn, càng đưa ra nhiều bằng chứng hơn, càng thử nghiệm nhiều nghiên cứu hơn, họ lại càng tức giận hơn.”

Đỉnh điểm của những nghi ngờ nàylà hồi tháng 11 năm ngoái, khi một trong những người có ảnh hưởng nhất trong cộng đồng các nhà sáng chế lên tiếng chỉ trích cô.

Dale Dougherty còn được biết tới với tên “Bố già của phong trào sáng chế”, chủ yếu bởi vì ông là nhà sáng lập và CEO của Maker Media, nhà xuất bản tập chí Make danh tiếng. Vào đầu những năm 2000, Dougherty đã đặt nền móng cho một phong trào sau đó đã lan ra toàn cầu, đến tận những nơi xa xôi như Thâm Quyến.

Naomi Wu - Sexy Cyborg: vượt qua định kiến để trở thành biểu trưng cho ngành sáng chế Trung Quốc - Ảnh 10.

Nhưng vào một buổi sáng, Dougherty đã đăng ký Twitter và tuyên bố: “Naomi chỉ là một cái tên đại diện, không phải một người thực. Cô ta có thể là nhiều người khác nhau.” Sau đó ông điều tra Wu, sử dụng thuyết âm mưu ẩn danh trên Reddit như một nguồn tin. Trong nhiều cuộc đối thoại công khai sau đó trên Twitter, cũng như cả các cuộc đối thoại riêng tư khác, Dougherty ám chỉ rằng kênh SexyCyborg của Wu là một trò lừa đảo, viện dẫn đến cả các lập luận không căn cứ trên Reddit.

Dường như Dougherty có lý do cho việc công khai công kích cô. Năm 2016, khi hội chợ đồ chế tạo tại Thâm Quyến Shenzhen Maker Faire được tổ chức, dù chỉ tham gia với tư cách khán giả, nhưng cô đã sử dụng mạng xã hội để lên tiếng chỉ trích các nhà tổ chức hội chợ vì đã không chú ý đến những nhà sáng chế là phụ nữ Trung Quốc.

Cô đăng tải lên Twitter của mình sau sự kiện này năm 2016: “Khi bạn tổ chức hội chợ Maker Faire ở một thành phố 10 triệu người nhưng lại không có một nhà sáng chế nào là phụ nữ địa phương – phong trào của bạn đã thất bại.” Trong một tweet khác, cô cho rằng không có nhà sáng chế nào là phụ nữ Trung Quốc được mời đến hội chợ năm 2017, tuy nhiên ban tổ chức Shenzhen Maker Faire đã phủ nhận tuyên bố này.

Naomi Wu - Sexy Cyborg: vượt qua định kiến để trở thành biểu trưng cho ngành sáng chế Trung Quốc - Ảnh 11.

Trong bài đăng trên blog, ban tổ chức Hội chợ cho biết, “ba nữ diễn giả ấn tượng đến từ Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ, đã nói về giáo dục, robot và vuờn ươm.” Nhưng Wu cho biết, ban đầu cô không được mời nói tại diễn đàn của sự kiện năm 2017 – mà chỉ nhận được lời mời xuất hiện vào phút cuối – do vậy cô tiếp tục tẩy chay sự kiện này.

Trong khi đó, hội chợ Shenzhen Maker Faire lại được Maker Media do Dougherty sáng lập, cấp bản quyền tổ chức. Trong một cuộc phỏng vấn với BuzzFeed, bản thân Dougherty cũng thừa nhận, ông chỉ bắt đầu tìm hiểu về Naomi Wu sau khi nhận phải những lời chỉ trích nặng nề trên.

Thế nhưng các cáo buộc của Dougherty lại gặp phải phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng các nhà sáng chế. Những người đóng góp cho xuất bản phẩm của Dougherty đe dọa sẽ cắt đứt mối quan hệ. Một bản kiến nghị trực tuyến trên Change.org còn yêu cầu ông phải từ chức. Không lâu sau, ông đã phải đưa ra lời xin lỗi công khai của mình:

Naomi Wu - Sexy Cyborg: vượt qua định kiến để trở thành biểu trưng cho ngành sáng chế Trung Quốc - Ảnh 12.

Hai tuần trước, tôi đã làm một số việc thực sự ngu ngốc.” Dougherty viết trên website forMake: “Tôi đã tweet về Naomi Wu … rằng cô ấy không phải là người như đã tuyên bố. Nguồn tham khảo của tôi dẫn tới một trang web tuyên bố rằng một người đàn ông da trắng chịu trách nhiệm cho các dự án của cô là sự xúc phạm tới Naomi, tới phụ nữ, và tới các khả năng công nghệ và sáng tạo của người Trung Quốc.”

Limor Fried, kỹ sư và là nhà sáng lập của Adafruit Industries, một công ty phần cứng mã nguồn mở do phụ nữ sở hữu 100%, đã mô tả phản ứng đáng chú ý của Dougherty rằng: “Cộng đồng sáng chế là một tiếng nói rõ ràng. Tôi không nghĩ rằng bất kỳ ai đã bị tweet của Dale thuyết phục. Thay vào đó, các cá nhân đang dõi theo công trình của cô đều thừa nhận sự đóng góp của cô trong đó, và bác bỏ lời giải thích của ông Dale.”

Trong nhiều tháng sau đó, tạp chí Maker Media cố gắng chuộc lại lỗi lầm của mình. Họ đến thăm Wu tại Thâm Quyến, và đưa hình cô lên trang bìa của mình trong các số tháng Hai và Ba, biến cô Wu trở thành người Trung Quốc đầu tiên xuất hiện trên tạp chí này. Tạp chí này cũng đăng một bài do chính Wu viết về Thâm Quyến và cuộc cách mạng của cô với vai trò là một nhà sáng chế ở đây.

Hơn bất cứ điều gì khác, tôi là kết quả từ sự khích lệ của môi trường này, với hàng triệu người đang chia sẻ một giá trị và mục tiêu chung – để có được, và sản xuất ra được các sản phẩm theo ý muốn của họ. Để làm nhà sáng tạo, chứ không phải người thợ lao động.” Cô viết.

Naomi Wu - Sexy Cyborg: vượt qua định kiến để trở thành biểu trưng cho ngành sáng chế Trung Quốc - Ảnh 13.
Naomi Wu - Sexy Cyborg: vượt qua định kiến để trở thành biểu trưng cho ngành sáng chế Trung Quốc - Ảnh 14.

Cho dù là người ủng hộ công bằng giới tính, nhưng Wu không xem mình là một người đấu tranh vì “nữ quyền”. “Nó đặt mọi người vào vị thế phòng thủ.” Wu cho biết. Trong khi việc đấu tranh vì công bằng trong ngành công nghệ là điều quan trọng với cô, Wu dường như không quan tâm đến các phong trào nữ quyền đang ầm ĩ khi cho rằng đó chỉ là nơi giải trí cho các phụ nữ da trắng phương Tây.

Cô Wu cho biết: “Tôi có thể ủng hộ những điều mang lại lợi ích cho tất cả người Trung Quốc: khả năng truy cập công bằng về giáo dục công nghệ cho các cô gái, đảm bảo phụ nữ được đánh giá một cách rõ ràng như các đồng nghiệp nam giới khi nói chuyện và tham gia các sự kiện. Tôi không được giáo dục cho các vấn đề lớn hơn về chính sách và xã hội, nhưng tôi có đủ kỹ năng công nghệ cần thiết và biết những người phụ nữ tốt nhất và sáng giá nhất cũng là những người khiêm tốn nhất và ít tiếp xúc nhất. Đó là những gì tôi có thể giúp.”

Một trong những người phụ nữ mà Wu luôn ca ngợi là Lit Lao, một kỹ sư tại Thâm Quyến và là nhà sáng lập của Litchee Labs, một không gian sáng chế (makerspace) thành công khi chú trọng vào việc giáo dục kỹ năng. Liao đã làm việc về lĩnh vực khoa học DIY từ năm 2011, giờ đây cô đang đi đầu trong việc giáo dục về chế tạo trong thành phố này.

Naomi Wu - Sexy Cyborg: vượt qua định kiến để trở thành biểu trưng cho ngành sáng chế Trung Quốc - Ảnh 15.

Cũng như Wu, Liao tin rằng phụ nữ Trung Quốc ở một vị trí bất lợi trong cộng đồng sáng chế. Liao kể lại câu chuyện về một người đàn ông từng làm việc với cô, thường nói cô trông giống như “một tiểu cô nương”. “Tôi đã nghe câu chuyện về phân biệt giới tính ở Thung lũng Silicon. Trước đây, tôi cảm thấy nó ở rất xa. Nhưng năm ngoái, tôi lại cảm thấy nó đang ở ngay bên cạnh mình”, Liao cho biết.

Có lẽ vì vậy, nên bất chấp tuyên bố chỉ quan tâm đến lợi ích của người Trung Quốc, gần đây Wu đã bắt đầu mở rộng tác động của mình tới các khán giả toàn cầu, thông qua các nền tảng của Trung Quốc như WeChat. Wu đã gặp trực tuyến và hướng dẫn cho nhiều nhà sáng chế trẻ trên thế giới. Một trong số đó là Becky Button, một nhà sáng chế 17 tuổi tại Virginia, Mỹ, người xem Wu như một thần tượng cho sự nghiệp của cô.

Wu hỗ trợ cho Button về dự án tham gia Maker Faire đầu tiên của cô: một đôi sandal in 3D với phần cứng cho phép đá văng một ai đó ra khỏi kết nối Wifi. Thậm chí Wu còn thỏa thuận với một công ty in 3D ở Thâm Quyến để gửi cho Button một máy in cho riêng cô.

Naomi Wu - Sexy Cyborg: vượt qua định kiến để trở thành biểu trưng cho ngành sáng chế Trung Quốc - Ảnh 16.

Cả Trung Quốc nói chung và Thâm Quyến nói riêng, đều đang nỗ lực thay đổi định kiến về một “công xưởng của thế giới” cũng như một trung tâm hàng giả, hàng nhái nhất nhì thế giới, và định vị lại bản thân như một trung tâm sáng tạo. Năm 2015, chính phủ Trung Quốc tuyên bố một chính sách quốc gia mạnh mẽ có tên gọi “Không gian sáng chế cho mọi người” nhằm tài trợ cho các không gian sáng chế, các vườn ươm, để kết nối với các nhà nghiên cứu, các sinh viên và các công ty tư nhân.

Thành phố Thâm Quyến đã dành ra hơn 4% GDP của mình cho việc nghiên cứu và phát triển trong năm ngoái, gấp đôi mức trung bình của đại lục. Năm 2016, gần 40% sản lượng nền kinh tế thành phố đến từ các ngành công nghiệp như công nghệ sinh học, viễn thông và công nghệ thông tin. Thành phố cũng là nơi bạn có thể phát triển sản phẩm, làm mẫu và gia công đến hàng vạn sản phẩm. DJI, công ty sản xuất drone lớn nhất thế giới, đã mở trụ sở tại Thâm Quyến cũng là vì lợi thế này.

Nơi đây đang trở thành một trung tâm sáng tạo, một vườn ươm, một bệ đỡ cho các startup và doanh nghiệp công nghệ, điều đang giúp họ nỗ lực giành lấy danh tiếng như một “Thung lũng Silicon cho phần cứng.” Và sự hỗ trợ của chính phủ cho các ngành thương mại thịnh vượng nhất của thành phố lại càng thúc đẩy đà tiến lên của nó.

Cùng với sự nổi lên của Thâm Quyến, Naomi Wu đã trở thành một trong những gương mặt dễ nhận ra nhất, đại diện cho tầng lớp sáng tạo mới tại Trung Quốc. Không chỉ muốn cạnh tranh với Thung lũng Silicon, Thâm Quyến và cả Trung Quốc còn đang nỗ lực vượt qua Mỹ để chiếm lấy vị trí dẫn đầu về sáng tạo và phát triển công nghệ mới.

Theo NGUYỄN HẢI – MINIMAG, THIẾT KẾ: NGUYỄN NHẬT ÁNH

Trí Thức Trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close