Câu chuyệnKinh doanh
Bột giặt Tide Việt Nam rẻ hơn và dễ làm quần áo phai màu hơn Tide Mỹ?
Những thùng bột giặt Tide dung tích 19 lít sản xuất từ Việt Nam được bán với giá 24 USD trong khi đó một thùng Tide khoảng 6 lít sản xuất tại Mỹ lại có giá tới 13 USD.
Một thùng bột giặt Tide kích thước 5 gallon (tương đương khoảng 20kg) bán ở siêu thị Smart & Final có giá 24 USD. Trong khi đó, một hộp Tide bán ở siêu thị Walmart với dung tích chỉ bằng 1/3 (khoảng 6kg) được bán với giá 13 USD. Nếu là một khách hàng, tức là bạn khá hời đúng không, rẻ hơn được tận 40%! Tuy nhiên, xem xét kỹ thì không hoàn toàn như vậy.
“Tôi đang phân vân việc mua hay không và sau đó quyết định tìm hiểu kỹ hơn”, một khách hàng có tên Alex Pike nói.
Vài tháng trước Pike có nhìn thấy những thùng bột giặt Tide kích cỡ lớn kể trên và nghĩ đây là một món hời. Tuy nhiên cô cảm thấy có gì đó bất thường và bắt đầu đọc kỹ thông tin trên sản phẩm.
Pike nhận thấy có một vài dòng tiếng Việt trên sản phẩm. Khi lật miếng dán lên, Pike nhận thấy dòng chữ đề là sản phẩm chỉ được bán tại Việt Nam. P&G là đơn vị sản xuất bột giặt Tide. Và khi mọi người bắt đầu hỏi về những thùng kỳ lạ này trên mạng xã hội, công ty nói rằng những thùng Tide 19 lít như vậy không hề được mang ra bán lẻ.
“Với rất nhiều người, đặc biệt là những bà mẹ thường xuyên sử dụng thì một thùng bột giặt 19 lít có giá rẻ hơn quả là một món hời”, Pike nói.
Tuy nhiên, một người phát ngôn của P&G trả lời tờ ABC13 rằng có 2 khả năng xảy ra với những thùng bột giặt cỡ lớn này:
– Khả năng đầu tiên có thể đây là hàng giả. Cảnh sát LA đã bắt rất nhiều người vào năm ngoái vì tội mua và bán bột giặt Tide giả được đóng trong những thùng 19 lít.
– Khả năng thứ 2 là P&G có sản xuất sản phẩm này nhưng nhắm cho việc sử dụng chuyên ở thị trường Việt Nam nhưng bằng một cách nào đó nó đang được bầy bán trên những kệ hàng ở Mỹ.
Người này nói thêm: “P&G không bán và cũng không cho phép bất kỳ ai bán loại Tide đựng trong thùng 19 lít”.
Một người phát ngôn của Smart&Final thì nói rằng công ty đảm bảo chắc chắn với khách hàng đây là sản phẩm chính hãng. Họ nói rằng “sản phẩm được nhập khẩu hợp pháp và an toàn để sử dụng”.
Hãng bán lẻ FoodMaxx cũng bày bán những túi bột giặt tương tự và họ cũng nói nhập khẩu từ Việt Nam. Tuy nhiên, bản thân nhà sản xuất Tide nói rằng sản phẩm này được khuyên chỉ nên sử dụng ở Việt Nam – nơi điều kiện giặt khác so với Mỹ vì vậy sản phẩm này có thể không phải là thứ mà các khách hàng Mỹ thường dùng.
Vậy điểm khác biệt giữa 2 loại bột giặt này là gì?
Tờ ABC13 đã tìm tới chuyên gia hóa học BSK Associates để tìm ra điểm khác biệt giữa 2 sản phẩm.
Đầu tiên, các nhà nghiên cứu kiểm tra hàm lượng các hợp chất phosphate vốn đã được các nhà sản xuất bột giặt loại bỏ từ hơn 20 năm trước bởi những lo ngại về môi trường.
“Xét nghiệm cho thấy cả 2 sản phẩm đều không có hợp chất orthophosphate 38, vì vậy chúng tôi tiến hành xét nghiệm ở cấp độ khác”, Ian Huh – nói.
Phía P&G thì nói rằng họ không kiểm soát chuỗi cung ứng cho các sản phẩm sản xuất ở Việt Nam vì vậy công thức có thể khác và các khách hàng như Pika có thể không nhận được kết quả như bột giặt Tide họ vẫn thường dùng.
Kết luận tiếp theo được đưa ra là 2 mẫu bột giặt Tide có thành phần tương tự nhau nhưng tỷ lệ pha chế lại rất khác nhau.
“Lượng surfactin – một loại chất tẩy rửa cao gấp 6 lần trong mẫu bột giặt chứa trong thùng 19 lít”, Huh nói.
Trong trường hợp này, các phân tích cho thấy một lượng surfactin lớn trong mẫu bột giặt Tide sản xuất tại Việt Nam. Các chuyên gia hóa học nói rằng mức độ surfactin cao có nghĩa “quần áo dễ bị phai màu hơn”, Huh nói.
Ngoài ra, mẫu bột giặt Tide sản xuất tại Mỹ có nhiều nhôm hơn – thứ mà các nhà khoa học nói rằng có thể làm mềm nước.
Với những kết luận như vậy, liệu những túi Tide Việt Nam có phải món hời tốt đối với người tiêu dùng Mỹ?
“Tôi sẽ không quay lại và mua những túi Tide cỡ lớn đó khi biết nó có thể làm hỏng quần áo. Về lâu về dài, tôi không chỉ giặt quần áo của mình mình mà còn 3 hoặc 4 người khác”, Pike nói.
Trong khi đó, một số nhà hóa học lại cho rằng họ sẽ vẫn sử dụng bột giật Tide sản xuất tại Việt Nam nhưng chỉ cho những bộ quần áo màu trắng.
Theo Trí Thức Trẻ/ABC13