Công nghệThời đại số
Bất chấp chiến tranh lạnh, CEO Tim Cook và Mark Zuckerberg vẫn phải phụ thuộc lẫn nhau
Sau những đáp trả hôm thứ 2 của CEO Mark về việc Tim Cook chê bài Facebook, mối quan hệ của 2 gã khổng lồ ngày càng căng thẳng. Thế nhưng, vì lợi nhuận chung 2 công ty vẫn phải phụ thuộc lẫn nhau, hơn thua tại thời điểm này chỉ mang lại hậu quả.
Có lẽ chưa bao giờ mối quan hệ giữa 2 gã khổng lồ Facebook và Apple lại căng thẳng như thời điểm này do sự “đấu đá” lẫn nhau giữa 2 CEO.
Nóng giận lên đến mức đỉnh điểm khi thứ 2 vừa qua Mark Zuckerberg đáp trả lại những lời “khiêu khích” của Tim Cook khi nói về scandal rò rỉ thông tin của Facebook trước đó là “sẽ không bao giờ để rơi vào tình trạng này” hay “không coi dữ liệu của người dùng là sản phẩm để kiếm tiền”.
Tuy nhiên, cả hai Giám đốc điều hành đưa ra lời chỉ trích về nhau, đồng thời thuyết phục mô hình kinh doanh của công ty mình là tốt hơn, mà họ không thừa nhận một điều quan trọng: “Sự thành công của người này đều là thứ có lợi cho người kia”. Nghĩa là giữa Apple và Facebook luôn có một sự phụ thuộc lẫn nhau không thể chối cãi.
Trên thực tế việc chuyển dịch vụ của công ty mình sang nền tảng di động là rất quan trọng về mặt tài chính của Facebook. Bởi thế nên App Store của Apple là “vùng đất màu mỡ” để Facebook cũng như các gã khổng lồ khác như Google và Amazon thu hút người dùng. Còn các ứng dụng miễn phí như Facebook lại càng khiến cho nền tảng của Apple trở nên hấp dẫn và tạo tính cạnh tranh cho người dùng.
Vì sao Apple và Facebook đều cần nhau?
|
Theo số liệu từ eMarketer, có gần 70% những người sử dụng điện thoại thông minh đều dùng Facebook. Tuy không thực sự cung cấp trình duyệt Facebook như Google và Amazon nhưng phần lớn các điện thoại sử dụng Facebook là iPhone. Bởi sự tiện lợi từ Facebook Messenger miễn phí đang dần đẩy người dùng tải ứng dụng này và những ứng dụng liên quan khác về dùng, chính điều này mang lại lợi ích cho Apple.
Cũng trong một báo cáo nữa của eMareter cho biết: “Điện thoại thông minh ngày càng trở nên phổ biến bởi sự phong phú về chủng loại và giá cả phải chăng. Số người sử dụng smartphone sẽ gấp đôi trên toàn thế giới trừ thị trường Bắc Mỹ trong năm nay. Đặc biệt nhu cầu mạnh mẽ đối với các dịch vụ tin nhắn và các phương tiện truyền thông như WhatsApp, WeChat và Facebook Messenger đang thúc đẩy việc truy câp internet trên di động rộng rãi hơn trên toàn cầu”.
Vì vậy nếu “kết nối” tất cả mọi người là mối quan tâm chính của Zuckerberg thì công ty với hàng loạt ứng dụng phổ biến trên điện thoại thông minh như Apple chắc chắn đóng một vai trò nhất định.
Còn đối với Apple – kẻ không chấp nhận bất cứ lỗi về dữ liệu nào từ Facebok hay không đồng ý về cách Facebook đang kiếm tiền thì chính Apple lại là người tạo điều kiện cho mô hình doanh của mạng xã hội này. Chưa có báo cáo về việc Facebook phá vỡ bất cứ quy tắc riêng tư nào của Apple tại App Store trong vụ bê bối gần đây.
Hay các ứng dụng của Facebook có thể là miễn phí trên App Store nhưng khi Apple lưu trữ ứng dụng này lại tăng thêm tính hấp dẫn của hệ điều hành iOS. Nếu Apple muốn “tẩy chay” Facebook, điều này sẽ ảnh hưởng đến phần lớn người dùng của nhà Táo nằm trong số gần 70% người dùng điện thoại thông minh có sử dụng Facebook hiện nay.
Công ty mạng App Annie ước tính chi tiêu của người dùng vào ứng dụng đã tăng gấp đôi trong 2 năm qua và Facebook đang trở thành ứng dụng phổ biến nhất của người dùng theo truy cập hàng tháng. Thậm chí, Facebook trở thành ứng dụng đứng thứ 12 về mức độ phổ biến trong App Store của Apple, trong khi chỉ xếp ở vị trí 24 trên Google Play.
Facebook đang tạo ra một “khoản lợi nhuận khổng lồ” cho Apple
Chê bai đối thủ và đưa ra những điểm mạnh của riêng mình, Apple và Facebook vừa gián tiếp tự khẳng định lại vị trí, cũng vừa tự “bêu xấu” những sai sót trong mô hình kinh doanh của mỗi công ty lại càng chứng tỏ khả năng đồng tâm hiệp lực rất kém từ hai phía.
Cũng giống như Mark đã ngụ ý Apple là công ty “công cộng” có giá trị lớn nhất trên thế giới với giá khoảng 850 tỷ USD – thừa tiền để mua lại General Electric (Tập đoàn đa quốc gia của Mỹ) và hãng xe Ford. Và tuy giá trung bình của mỗi sản phẩm lên tới 778 USD và phần lớn doanh thu chủ yếu ở thị trường nước ngoài nhưng số tiền này vẫn chưa đủ chi phí để Apple thay thế các dòng pin đã bị lão hóa (trong scandal chậm pin trước đó) và nâng cấp các tính năng đang hấp dẫn liên tục.
Nghĩa là một phần lợi nhuận còn lại chắc chắn cũng được Apple kiếm tiền từ người dùng, như Tim Cook đã từng chỉ ra: “Apple có 1,2 tỷ khách hàng – không chênh lệch nhiều so với 1,4 tỷ người sử dụng hàng ngày của Facebook”.
Facebook không hề “miễn phí” như lời CEO Mark nói
Và Apple chắc chắn có thể kiếm tiền từ người sử dụng, như Cook chỉ ra: Apple có 1,3 tỷ khách hàng – không khác nhiều so với 1,4 tỷ người sử dụng hàng ngày của Facebook.
Nói đi cũng phải nói lại, dù Facebook chứng minh mình kết nối “miễn phí” cho người dùng nhưng CEO Mark vẫn không hề nhắc đến đối tượng phải trả tiền để được sử dụng – chính là các nhà quảng cáo. Không những thế “mức giá quảng cáo mà Facebook đặt ra sẽ có nhiều ảnh hưởng đến doanh thu quảng cáo trong tương lai hơn là số lượng quảng cáo mà công ty tự bán ra”. Điều này được chính Giám đốc tài chính của công ty cho biết chưa đầy 6 tháng trước. Hay đơn giản như việc mỗi tháng Facebook chỉ kiếm được một vài USD từ người dùng, thì doanh thu đã tăng gấp đôi so với số tiền thu được từ mỗi người dùng trong 3 năm qua.
Chính vì vậy việc tranh nhau thắng thua tại thời điểm nhạy cảm này chỉ mang lại thiệt hại cho cả Apple lẫn Facebook mà thôi!
ICTNews