Cách sốngSống

Chỉ mất 4 giây, bạn có thể khiến người khác thích mình ngay lập tức

Trong các cuộc gặp mặt, đối thoại hay trò chuyện, những cử chỉ ban đầu bao giờ cũng rất quan trọng, chẳng mấy ai biết chỉ với 4 giây ngắn ngủi bạn có thể cải thiện cả cuộc trò chuyện có thể đi vào bế tắc.

Chỉ mất 4 giây, bạn có thể khiến người khác thích mình ngay lập tức

Chỉ vài giây gặp gỡ là người khác đã bắt đầu đưa ra đánh giá của họ về tính cách của bạn. Liệu bạn có đáng để tuyển dụng không? Có đáng để hẹn hò không? Hoặc có thân thiện không?

Về cơ bản ta hoàn toàn có thể đảo ngược được những ấn tượng ban đầu không mấy tốt đẹp, nhưng việc đó không dễ dàng chút nào. Vì vậy tất nhiên điều bạn muốn là luôn gây được ấn tượng tích cực nhất có thể.

Để giúp bạn làm điều đó, tác giả Nicholas Boothman đã đưa ra một số gợi ý trong cuốn sách “Làm thế nào khiến người khác thích bạn trong vòng 90 giây” của mình. Cuốn sách này ghi lại một chiến lược hiệu quả để tạo ra sự tin tưởng từ người đang nói chuyện với mình ngay từ khi bạn cất lời chào họ.

Và điều tuyệt vời nhất là toàn bộ quá trình này chỉ mất đúng 4 giây.

Bước 1: Hãy tỏ ra cởi mở

Boothman cho rằng bạn cần phải thể hiện sự cởi mở ở cả cử chỉ lẫn thái độ.
Boothman cho rằng bạn cần phải thể hiện sự cởi mở ở cả cử chỉ lẫn thái độ.

Về ngôn ngữ cơ thể, Boothman khuyên rằng bạn nên hướng trái tim mình về phía người đang đối thoại. Đừng che phần trước ngực bằng bàn tay hay cánh tay. Nếu bạn mặc áo khoác, thì hãy mở cúc/khóa ra.

Điều quan trọng không kém là tạo ra một thái độ tích cực. Khi bạn chào người đối diện, Boothman cho rằng bạn phải cảm thấy và nhận biết được sự tích cực đó.

Bước 2: Nhìn vào người đối diện

 Boothman cho biết bạn nên là người chủ động nhìn vào mắt đối phương và để đôi mắt truyền tải thái độ tích cực của mình.

Boothman cho biết bạn nên là người chủ động nhìn vào mắt đối phương và để đôi mắt truyền tải thái độ tích cực của mình.

Nếu bạn cảm thấy không thoải mái, hãy áp dụng cách sau để luyện cho quen dần: Khi đang xem TV, hãy ghi nhớ màu mắt của người trên TV và nói thầm tên của màu đó trong đầu. Ngày hôm sau, hãy thử làm tương tự với mỗi người bạn gặp.

Tuy nhiên thỉnh thoảng bạn cũng phải nhìn đi chỗ khác. Một nghiên cứu gần đây cho biết hầu hết mọi người muốn người khác nhìn mình chỉ khoảng 3 giây. Và không một ai trong số những người tham gia nghiên cứu muốn duy trì ánh mắt trực tiếp với người khác quá 9 giây.

Bước 3: Mỉm cười

Boothman khuyên rằng bạn nên là người đầu tiên nở nụ cười. Nhờ vậy bạn sẽ gửi đi một thông điệp về lòng chân thành của mình.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng mỉm cười khi gặp một ai đó trong một tình huống vui vẻ là một cách hiệu quả để khiến họ nhớ bạn.

Nhưng hãy nhớ điều này: Nếu bạn áp dụng cách này trong một cuộc phỏng vấn xin việc, hãy để nụ cười tan dần sau lời chào lúc gặp mặt.

Trong một cuộc thử nghiệm, các sinh viên được yêu cầu chơi trò nhập vai cho một cuộc phỏng vấn. Các nhà nghiên cứu nhận thấy những sinh viên đóng vai ứng viên cho vị trí phóng viên, nhân viên quản lý và trợ lý nghiên cứu thường ít có khả năng được nhận công việc giả định này khi họ mỉm cười – đặc biệt là trong quá trình phỏng vấn.

Bước 4: Mở lời chào

Khi bạn lên tiếng chào người đối diện, bạn nên tỏ ra hào hứng. Tiếp đó, tìm cách chìa tay ra một cách khéo léo. Hãy bắt tay họ chặt vừa phải, điều này giúp tạo ra một ấn tượng tích cực hơn.

Khi người đối diện giới thiệu tên mình, hãy cố nhắc lại cái tên đó một vài lần.

Nếu bạn gặp nhiều người và không thể bắt tay mọi người cùng lúc, Boothman cho rằng bạn có thể thực hiện một cái “bắt tay” ảo. Tức là thực hiện mọi cử chỉ như khi bắt tay một người nào đó – quay người về phía họ, lên tiếng chào họ và mỉm cười – nhưng không chìa tay ra.

Bước 5: Ngả người về phía người đang đối thoại

Tuy nhiên, không cần thiết phải đổ hẳn người về phía người mà bạn đang nói chuyện.

Boothman gợi ý là chỉ cần hơi nghiêng người một chút để cho thấy bạn hết sức cởi mở và quan tâm đến những gì người kia đang nói.

Suy cho cùng, với chuỗi hành động cởi mở nhìn vào người đối diện, mỉm cười sau đó mở lời chào và ngả người để lắng nghe người đối diện nói, bạn có thể có được sự trân trọng cần thiết từ phía đối phương ngay khi mới gặp mặt. Cách thức này không những có thể được sử dụng với những người không quen biết mà bạn nên sử dụng nó với cả những người đã quen để tỏ thái độ tích cực, thiện chí khi gặp mặt.

Theo Trí Thức Trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close