Câu chuyệnKinh doanh

Cựu nhân viên SoftBank biến những công việc văn phòng nhàm chán nhất thành khối tài sản gần 400 triệu USD.

Doanh nhân người Nhật đến với ngành công nghiệp này như một sự tình cờ, và dường như đó là một lựa chọn cuối cùng khi số phận công ty tư vấn của ông đang rất mong manh trong cuộc khủng hoảng tài chính.

 

Cựu nhân viên SoftBank biến những công việc văn phòng nhàm chán nhất thành khối tài sản gần 400 triệu USD.

Tomomichi Takahashi trở thành triệu phú nhờ vào những công việc nhàm chán nhất của các “nhân viên cổ cồn trắng”. Ông là cựu nhân viên của SoftBank, trước đó đã phát triển ứng dụng tự động hoá quy trình bằng robot (RPA), sử dụng các bot (ứng dụng phần mềm chạy các tác vụ tự động hóa trên mạng) để tự động hoá các hoạt động được lặp đi lặp lại.

Doanh nhân người Nhật đến với ngành công nghiệp này như một sự tình cờ, và dường như là một lựa chọn cuối cùng khi số phận công ty tư vấn của ông đang rất mong manh trước cuộc khủng hoảng tài chính. Bước đi ấy lại là đúng đắn và mang lại chiến tích cho ông. Công ty của Takahashi, hiện là RPA Holding Inc., đã chính thức niêm yết vào năm ngoái trên sàn chứng khoán Tokyo. Sau đó, cổ phiếu của công ty tăng mạnh, giúp cho khối tài sản của Takahashi cũng khởi sắc. Hiện tại, cổ phần ông đang nắm giữ trị giá hơn 360 triệu USD.

Doanh nhân 48 tuổi nói về thời điểm sau khi Lehman Brothers sụp đổ hồi tháng 9 năm 2008: “Mọi thứ như địa ngục. Chúng tôi quyết định làm bất cứ điều gì để có thể tồn tại.”

Công ty của Takahashi cung cấp ứng dụng phần mềm cho hơn 500 công ty, trong đó có cả Mitsubishi UFJ Financial Group, nhà cho vay lớn nhất nước Nhật và công ty bảo hiểm nhân thọ Nippon cùng công ty cũ của ông, SoftBank. Phần mềm này giúp các công ty tự động hoá các công việc hàng ngày như nhập dữ liệu và kiểm tra hóa đơn.

Hiện tại, RPA Holdings là công ty dẫn đầu trong một ngành công nghiệp đang trên đà phát triển. Chi tiêu toàn cầu dành cho phần mềm tự động hoá quá trình bằng robot ước tính sẽ đạt 680 triệu USD trong năm 2018, tăng 57% so với năm trước và có thể sẽ là 2,4 tỷ USD vào năm 2022, theo một nghiên cứu từ Garner Inc.

Được tỷ phú Masayoshi Son truyền cảm hứng

Ban đầu, Takahashi làm việc trong ngành tư vấn, ông làm việc tại chi nhánh Nhật Bản của Công ty tư vấn Andersen, hiện là Accenture, khoảng 3 năm trước khi gia nhập SoftBank vào năm 1996. Tại SoftBank, một công ty được coi là nhỏ hơn Andersen vào thời điểm đó, Takahashi đã tham gia vào nhiều công việc từ lập kế hoạch doanh nghiệp cho tới kế toán và hỗ trợ khởi động một liên doanh truyền hình vệ tinh lớn.

Ông cho biết tỷ phú Masayoshi Son có ảnh hưởng sâu sắc đến mình: “Tôi rất may mắn vì có cơ hội được làm việc trực tiếp với ông Son. Ông ấy luôn nói với chúng tôi rằng nếu có ai đó tham gia vào cuộc cách mạng công nghệ thông tin và kỹ thuật số, thì đó không phải là chúng ta hay sao?”

Luôn ghi nhớ những lời nói đó, Takahashi quyết định sẽ xây dựng cơ ngơi của riêng mình.

Thành lập một công ty tư vấn đầy tiềm năng nhưng sai thời điểm

Năm 2000, ông thành lập công ty tiền thân của RPA Holdings. Ông sử dụng những kinh nghiệm vốn có trong lĩnh vực tư vấn và kiến thức về công nghệ thông tin khi còn làm việc ở SoftBank để xây dựng một công ty hỗ trợ các công ty lớn trong việc bắt đầu kinh doanh điện tử.

Tuy nhiên, mô hình này lại được ra mắt khi cuộc khủng hoảng tài chính vẫn diễn ra. Bởi vậy, công ty tư vấn đã phải cắt giảm các loại chi phí không cần thiết dẫn đến phí tư vấn cũng sụt giảm. Takahashi cho biết khoảng 40% các dự án của công ty đã bị huỷ bỏ và ông không còn tiền để duy trì.

Ông kể lại: “Tôi nghĩ rằng những gì tôi xây dựng trong 8 năm sẽ biến mất. Các công ty có thể cắt giảm những hợp động tư vấn dù không có vấn đề gì. Tôi muốn làm một điều gì đó mà chúng tôi có thể tham gia nhiều hơn với khách hàng, một điều giúp chúng tôi trở thành nguồn cội của giá trị.”

Vào tháng 1 năm 2017, công ty cho vay thế chấp Aruhi bắt đầu sử dụng dịch vụ của RPA Holdings để tự động hoá một số quy trình ứng dụng. Dịch vụ này khai thác các ứng dụng phần mềm để nhập dữ liệu từ các ứng dụng cho vay, sau đó kiểm tra xem có đúng thứ tự hay không. Theo đó, thời gian trung bình để thực hiện việc này cho mỗi ứng dụng đã giảm xuống chỉ còn 10 phút, trước đó họ mất đến 1 tiếng để hoàn thành.

Cổ phiếu được định giá rất cao nhưng tham vọng của Takahashi vẫn chưa dừng ở đó

RPA Holdings được niêm yết trên sàn Mothers của Tokyo (dành cho cổ phiếu của các start-up) hồi tháng 3 năm ngoái và giá trị tăng vọt lên hơn 5 lần vào tháng sau. Dù sau đó cổ phiếu của công ty cũng chứng kiến sự sụt giảm, nhưng nó vẫn tăng hơn 350%, với mức vốn hoá đến hơn 790 triệu USD. Trong đó, các mức định giá đã vượt trội so với lợi nhuận. Cổ phiếu này hiện đang được giao dịch với mức P/E là 98 lần, gấp đôi so với con số 49 lần của Mothers Index. Hiện Takahashi là cổ đông lớn nhất, nắm giữ 45,8% cổ phần, tính đến ngày 31 tháng 8.

Về những bước đi trong tương lai, Takahashi cho biết công ty sẽ phát triển ra bên ngoài lĩnh vực tự động hoá quá trình bằng robot để tạo ra các dịnh vụ và loại hình kinh doanh sử dụng AI. Hơn nữa, trong khi dự báo về doanh số của công ty là tăng gấp đôi lên 9,1 tỷ yên trong năm tài chính kết thúc vào tháng 2, ông đã đặt ra mục tiêu mới đó là nâng mức doanh thu cao hơn nhiều trong những năm tới.

Ông cho hay: “Có một thị trường khổng lồ dành cho các robot phần mềm sử dụng công nghệ AI. Cũng như các robot công nghiệp được dùng trong nhà máy, nếu các bot có thể thực hiện những công việc nhàm chán trong văn phòng, chúng ta có thể tạo ra một cuộc cách mạng đối với năng suất cho những công việc văn phòng.”

Theo Hương Giang

Trí Thức Trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close