Nhân sựQuản trị

Đừng van nài sếp lên lương, hãy cứ thực hiện 7 điều này bạn sẽ được lên lương ngay mà không cần đỏi hỏi

Vì sao bạn chưa được lên lương? Câu trả lời rất đơn giản, bạn cống hiến chưa đủ, còn thiếu sót và chưa thoả mãn được kì vọng của cấp trên.

Đừng van nài sếp lên lương, hãy cứ thực hiện 7 điều này bạn sẽ được lên lương ngay mà không cần đỏi hỏi

Chúng ta đều muốn thăng tiến. Tuy nhiên, kể cả khi bạn làm mọi thứ đều đúng – không bao giờ đến muộn, hiếm khi nghỉ ốm và luôn hoàn thành công việc đúng hạn – thì cơ hội thăng tiến vẫn xa vời và hiếm hoi.

Bạn thực sự cống hiến cho công việc, vậy tại sao bạn không được tưởng thưởng? Câu trả lời rất đơn giản: Bạn không thỏa mãn được kỳ vọng của cấp trên.

Điều này lại không khó như bạn tưởng. Trên thực tế, bạn có thể làm cho sếp của mình hoàn toàn bất ngờ và khiến họ thấy rõ rằng bạn đã sẵn sàng để được tăng lương chỉ bằng 7 bước dễ dàng sau đây.

Bước 1: Ngoài phát triển các kỹ năng bạn cần cho công việc của mình, hãy tìm hiểu thêm về ngành, về các đối thủ, về những thành tựu và thử thách mới nhất.

Phát triển chuyên môn là quan trọng, nhưng đừng dừng lại ở đó. Nếu bạn thực sự muốn gây ấn tượng, hãy tìm hiểu thêm mọi thứ về công ty và lĩnh vực của bạn. Ví du, nếu là một lập trình viên, thay vì chỉ học cách code, hãy tìm hiểu xem những biện pháp tối ưu nào đang được sử dụng trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Áp dụng kiến thức vào những tình huống ngoài đời thực trong công ty cũng là một cách rất hay để tạo ra thêm giá trị. Ngoài việc thể hiện bạn biết rõ cách làm tốt công việc của mình, nó còn cho thấy tại sao bạn làm việc đó và tại sao nó lại quan trọng.

Đừng van nài sếp lên lương, hãy cứ thực hiện 7 điều này bạn sẽ được lên lương ngay mà không cần đỏi hỏi - Ảnh 1.

Bước 2: Thay vì luôn chuẩn bị câu trả lời, hãy ngăn chặn các câu hỏi.

Bạn có thể cảm thấy vui khi có thể trả lời câu hỏi của sếp ngay lập tức mà không cần xem lại tài liệu hay hẹn sẽ trả lời sau. Nhưng nếu thực sự muốn làm cấp trên ngạc nhiên, thì đừng để họ phải hỏi. Hãy đoán trước họ muốn gì và thường xuyên cập nhật cho họ biết tình hình. Bạn sẽ giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức, và họ cũng nhận thấy được sự nhiệt tình và hiệu quả của bạn.

Bước 3: Thay vì nhận lỗi khi bị phát hiện, hãy tự mình nói ra.

Tính minh bạch và trách nhiệm giải trình là cả một nghệ thuật.

Nhiều người cố gắng che giấu sai lầm của mình, và sợ hãi hậu quả của việc thừa nhận sai lầm. Hãy cho sếp thấy bạn không ngại nhận lỗi. Khi mắc sai lầm, hãy thông báo trước cho cấp trên và chuẩn bị sẵn sàng một giải pháp. Tốt hơn nữa, hãy nói cho họ biết những bước bạn đã thực hiện để giảm nhẹ hậu quả do lỗi lầm đó gây ra.

Bước 4: Thay vì đòi hỏi được đào tạo, hãy tự làm việc đó cho mình.

Hãy tự rèn luyện bản thân mình, trong khoảng thời gian mình có. Không nhất thiết phải bỏ ra nhiều tiền; có rất nhiều khóa học online miễn phí hoặc có phí cực thấp. Trong khi nhiều người yêu cầu cấp trên cử đi đào tạo, bạn có thể nói với sếp mình đã làm những gì và sáng kiến của bạn sẽ được tưởng thưởng. Bạn sẽ tiết kiệm được chi phí cho công ty và đồng thời mở mang vốn kỹ năng của mình.

Bước 5: Thay vì làm những gì được yêu cầu, hãy chủ động tìm việc để làm.

Đừng van nài sếp lên lương, hãy cứ thực hiện 7 điều này bạn sẽ được lên lương ngay mà không cần đỏi hỏi - Ảnh 2.

Nếu bạn thấy một vấn đề, hãy tìm cách giải quyết. Nếu thấy việc gì cần làm, hãy làm ngay. Tổng hợp một bản hướng dẫn dành cho các nhân viên mới, ghi lại các quy trình và tìm cách cải tiến, hoặc làm bất kỳ điều gì mà bạn nghĩ là sẽ tạo ra một sự thay đổi tích cực.

Cấp trên đánh giá rất cao tính chủ động của nhân viên. Họ rất mừng khi bạn thấy được điều gì có lợi cho công ty về lâu về dài – và đừng quên nói với cấp trên của bạn về điều đó. Nó chỉ mang tiếng là “xu nịnh” nếu bạn làm điều đó một cách xảo quyệt hoặc với ý định bôi xấu các đồng nghiệp. Chẳng có gì sai khi khẳng định lại thành quả của bản thân mình.

Bước 6: Xây dựng quan hệ với các phòng ban khác.

Gần như chắc chắn đến một lúc nào đó bộ phận của bạn sẽ cần giúp đỡ hoặc tham khảo ý kiến từ các bộ phận khác. Một cách gây ấn tượng với cấp trên nữa là tạo mối quan hệ trong toàn công ty. Tương tác trực tiếp giữa 2 người luôn hiệu quả hơn giữa 2 phòng ban với nhau. Đôi khi bạn sẽ trở thành cứu tinh của sếp khi nói, “Ông cứ để tôi lo việc này. Tôi biết một người có thể giúp được chúng ta ngay lập tức”.

Bước 7: Là người giữ được bình tĩnh trong cơn khủng hoảng.

Rất ít yếu tố thu hút được sự chú ý của cấp trên như khả năng vượt qua khủng hoảng của nhân viên. Dù đó là xung đột giữa 2 người, mọi người hoảng sợ vì có quy định mới hay một sự cố nào đó, hãy luôn là người giữ được bình tĩnh và kiểm soát được cảm xúc của mình. Sự kiên định và khả năng suy nghĩ tỉnh táo trong khủng hoảng cho thấy tiềm năng lãnh đạo, và đó là lý do hợp lý để được thăng chức.

Theo Trí Thức Trẻ/Entrepreneur

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close