Câu chuyệnKinh doanh

Get rich slowly #7: Điều kỳ diệu của tương lai là nó có thể được xây dựng trên thất bại của quá khứ, nếu không bất chấp để thử, bạn cũng chẳng thể thành công

Mỗi lần tôi nhận ra mình đã phạm sai lầm tài chính, tôi cố gắng học hỏi từ thất bại để không lặp lại trong tương lai.

 

Get rich slowly #7: Điều kỳ diệu của tương lai là nó có thể được xây dựng trên thất bại của quá khứ, nếu không bất chấp để thử, bạn cũng chẳng thể thành công

Get rich slowly (Tạm dịch: Làm giàu thận trọng) là chương trình hỗ trợ cho những cá nhân hướng đến tự do tài chính sáng lập bởi J.D. Roth. Chúng tôi xin giới thiệu đến độc giả series bài khám phá các nguyên lý cốt lõi của phương pháp này.


Khả năng vực dậy khi vấp ngã là một yếu tố quan trọng dẫn đến thành khi học cách quản lý tiền bạc của bạn. Không có ai hoàn hảo. Chúng ta đều phạm sai lầm trong chuyện tiền bạc mỗi ngày. Tôi đã phạm hàng đống sai lầm trong quá khứ và vẫn đang tiếp tục. Dưới đây chỉ là một vài ví dụ:

– Tôi từng có khoản nợ tiêu dùng hơn 35,000 USD

– Tôi thử trả nợ và thất bại nhiều lần, tôi liên tục đổ tiền vào những cổ phiếu thua lỗ.

– Khi tôi mua chiếc Mini Cooper cũ, tôi đã để cảm xúc lấn át lý trí, để rồi phải trả mức giá cao hơn cho chiếc xe.

Tuy nhiên, mỗi lần tôi nhận ra mình đã phạm sai lầm tài chính, tôi cố gắng học hỏi từ nó để không lặp lại trong tương lai. Đôi lúc tôi vẫn tái phạm, nhưng tôi cố để không làm như vậy. Thay vào đó, tôi cố gắng để luôn mắc lỗi mới.

Trong quyển Failing Forward, John C. Maxwell viết rằng có 7 kỹ năng then chốt cho phép những người thành công vượt qua các thất bại thay vì bị ám ảnh bởi nó:

1. Không chối bỏ. Người thành công không đổ lỗi cho bản thân khi họ thất bại. Họ nhận trách nhiệm cho mỗi lần vấp ngã, nhưng họ không xem thất bại đó là do cá nhân mình.

2. Xem thất bại là tạm thời. Những người cá nhân hóa các thất bại nhìn những vấn đề như một cái hố mà họ mãi kẹt ở đó. Nhưng những người thành công xem đó chỉ là một tình trạng tạm thời.

3. Xem mỗi thất bại như một tai nạn độc lập. Người thành công không định nghĩa bản thân bằng những thất bại cá nhân. Họ hiểu rằng mỗi sự thụt lùi chỉ là một phần nhỏ của toàn bộ quá trình.

4. Kỳ vọng một cách thực tế. Điều này cực kỳ quan trọng. Quá nhiều người bắt đầu những kế hoạch lớn với kỳ vọng thiếu thực tế rằng họ sẽ thấy được kết quả ngay lập tức. Thành công cần có thời gian. Khi bạn theo đuổi bất kỳ điều gì đáng giá, chặng đường sẽ chẳng hề bằng phẳng. Và hãy nhớ: Sự hoàn hảo là kẻ thù của thành công.

5. Tập trung vào những điểm mạnh. Hãy tập trung vào việc củng cố và nâng cao những thế mạnh của bạn, vốn là những thứ cho phép bạn đạt được các kết quả tốt hơn. Hãy sửa chữa bất kỳ điểm yếu nào có thể ngăn cản bạn trong quá trình đạt được mục tiêu. Sự hoàn hảo không phải là con đường dẫn đến thành công; việc tìm cách củng cố những thế mạnh của bạn mới là con đường đúng đắn.”

6. Nhìn nhận vấn đề từ đa chiều. Những người thành công có thể tiếp cận các vấn đề của họ một cách đa chiều. Điều đó quan trọng đối với mọi thứ trong cuộc sống chứ không chỉ trong công việc. Để thất bại một cách tích cực, bạn phải làm những điều có quả với bản thân chứ không cần phải hiệu quả với người khác.

7. Đứng dậy. Cuối cùng, người thành công không để lỗi lầm khiến mình nhụt chí. Họ học từ các sai lầm và tiếp tục bước đi.

Bảy điều này tạo nên một nền tảng vững chắc trong việc đương đầu với thất bại trong mọi khía cạnh của cuộc sống, bao gồm tài chính cá nhân. Khi bạn cố gắng trả nợ, khi bạn học cách đầu tư, khi bạn cắt giảm chi tiêu, hãy hiểu rằng một vài thất bại là không thể tránh khỏi. Nhưng bạn không phải là thất bại. Hãy tạo ra chúng, học từ chúng và bước tiếp.

Không bao giờ là quá muộn để thay đổi, và bắt đầu có những lựa chọn thông minh. Nếu bạn đang 40 tuổi và không có tài khoản tiết kiệm nghỉ hưu, bạn có thể bắt đầu tiết kiệm vào ngày mai. Nếu bạn 30 tuổi và đang chật vật với khoản nợ từ thẻ tín dụng, bạn có thể cắt giảm chi tiêu trong thẻ và dốc lòng thay đổi. Điều kỳ diệu của tương lai là nó có thể được xây dựng trên tàn dư của quá khứ.

Thất bại không sao cả

Mỗi ngày khi tôi viết trang blog này, tôi sợ rằng mình sẽ thất bại. Mỗi khi tôi thực hiện chương trình phát sóng hàng tuần của mình, tôi sợ rằng mình sẽ thất bại. Khi tôi viết quyển sách của mình trong suốt 9 tuần vừa qua, tôi đã lo sợ thất bại suốt mỗi ngày. Nhưng dù thế nào đi nữa, tôi vẫn làm. Tôi biết rằng nếu tôi không thử làm những việc mình lo sợ, tôi sẽ không bao giờ thành công.

Nếu bạn đã có những lựa chọn tài chính sai lầm, đừng để chúng khiến bạn thất vọng. Đừng để chúng khiến bạn sợ hãi tiếp tục cố gắng. Hãy thất bại 7 lần, và bắt đầu lại lần thứ 8.

Nhật Minh

Theo Nhịp Sống Kinh Tế/GRS

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close