Cách sốngSống

Khoa học chứng minh: Lười biếng là gốc rễ của trí thông minh vượt trội

Những người lười biếng ít có xu hướng cảm thấy nhàm chán, chính vì thế họ dành nhiều thời gian để suy nghĩ, nạp kiến thức mới trong khi người chăm chỉ quá bận rộn với các hoạt động hàng ngày.

Một nghiên cứu được thực hiện vào tháng 8 năm nay cho thấy những người thông minhdành nhiều thời gian lười biếng hơn cả. Lý giải cho vấn đề này, nhóm nghiên cứu cho rằng những người có chỉ số IQ cao khó cảm thấy nhàm chán nên họ có nhiều thời gian hơn dành cho việc suy nghĩ.

Ngược lại, với những người năng động, chăm chỉ, họ rất nhanh chán và phải hoạt động chân tay, thể xác để kích thích suy nghĩ, bù lại khoảng thời gian rảnh rỗi, nhàm chán kia.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu tại trường Đại học Florida đã thực hiện một thử nghiệm cổ với nhóm sinh viên. Nhóm sinh viên này được mời đánh giá một câu nói dạng như “tôi rất thích những công việc đòi hỏi giải pháp mới”“tôi sẽ chỉ suy nghĩ tới mức mình có thể”… họ sẽ đánh giá chúng dựa theo sự đồng tình.

Sau khi câu trả lời được đưa ra, nhóm sinh viên trên được tuyển chọn dựa trên 2 tiêu chí chính là những người suy nghĩ nhiều và những người ít suy nghĩ. 30 người suy nghĩ nhiều và 30 người ít suy nghĩ được lọc ra sau đó họ được phát một thiết bị theo dõi chuyển động.

Thiết bị này được thiết kế để hoạt động trong 1 tuần, nó sẽ đo mức độ hoạt động của người đeo và đưa ra con số chính xác về sự “chăm chỉ” của những người này. Kết quả không mấy bất ngờ khi nhóm người suy nghĩ nhiều hoạt động ít hơn hẳn nhóm người ít suy nghĩ.

Các nhà nghiên cứu một lần nữa cho rằng những người suy nghĩ ít dễ cảm thấy nhàm chán và họ cần hoạt động để bù đắp khoảng thời gian nhàm chán rảnh rỗi của mình.

Nhưng người lười biếng ít cảm thấy nhàm chán nhưng ngại hoạt động chân tay thế nên họ dành phần lớn thời gian hoạt động trí óc.

Nhưng người lười biếng ít cảm thấy nhàm chán nhưng ngại hoạt động chân tay thế nên họ dành phần lớn thời gian hoạt động trí óc.

Bạn có dễ thấy chán khi không có việc gì làm? Khi cảm thấy chán chường và rảnh rỗi bạn hay làm gì? Có lẽ chỉ với 2 câu hỏi đó có thể phân loại được người thông minh với người ít thông minh hơn.

Mặc dù vậy, nhược điểm của những người thông minh (và lười) là những ảnh hưởng tới sức khoẻ họ có thể gặp phải do lười vận động. Đại diện nhóm nghiên cứu, ông McElroy cho rằng những người thông minh ít hoạt động và nó không tốt chút nào cho họ.

Ngoài ra, một lý do khác được đưa ra dành cho những người vận động nhiều, chăm chỉ, chính là do họ làm quá nhiều việc nên họ tự mắc vào vòng xoáy ngày qua ngày. Họ thức giấc, làm cả đống việc cho đến tối rồi đi ngủ cho qua ngày tiếp theo, họ không còn thời gian để suy nghĩ, cải thiện kiến thức của mình. Trong khi với những người lười biếng, họ có nhiều sự lựa chọn hơn về việc thu thập kiến thức, thông tin.

Dù gì đi chăng nữa, kết quả của nghiên cứu trên chỉ có tính chất tham khảo, nó được áp dụng với một lượng nhỏ người nên chưa chắc đã đúng trong thực tế. Nhưng, Bill Gates từng có câu nói: “Tôi chọn người lười làm việc khó, vì người lười sẽ tìm ra cách dễ nhất để hoàn thành công việc này”, thế nên đôi khi, lười cũng có lợi.

Theo Trí Thức Trẻ/Independent

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close