Câu chuyệnKinh doanh

Kinh doanh đặc sản: Người hốt bạc kẻ phá sản

Đặc sản vùng miền đang ngày càng lên ngôi nhưng khi chọn mặt hàng này để kinh doanh, người may mắn sẽ hốt bạc, người thiếu may sẽ “phá sản”.

 Kinh doanh đặc sản: Người hốt bạc kẻ phá sản

Ảnh minh họa.

Đặc sản vùng miền luôn có chỗ đứng nhất định ở thị trường Hà Nội. Vì vậy, rất nhiều người chọn đặc sản làm mặt hàng kinh doanh. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công. Trong khi có người may mắn hốt bạc thì có người thiếu may mắn “phá sản” chỉ sau vài tháng hoạt động.

Người hốt bạc

Đặc sản không phải mặt hàng dễ kinh doanh vì cạnh tranh rất lớn. Tuy nhiên, những người chịu đầu tư cho công việc của mình lại đang “hốt bạc”.

Kinh doanh dac san: Nguoi hot bac ke pha san - Anh 1
Những nhà hàng đặc sản đầu tư mạnh cho vệ sinh ăn toàn thực phẩm luôn đông khách.

Gần đây, một nhà hàng ở Hà Nội được nhiều người nhắc tới là Ngư Quán. “Sinh sau đẻ muộn” nhưng Ngư quán gây chú ý khi liên tục “săn” cá khủng về phục vụ thực khách. Những chú cá có khối lượng lên tới đơn vị “tạ” từ khắp mọi miền đất nước “đổ bộ” về Ngư quán khiến quán này có định vị khác trên thị trường ẩm thực.

“Hốt bạc” theo cách khác là nhà hàng Tài Dê. Nhà hàng Tài Dê chọn dê núi Ninh Bình làm đặc sản cho mình. Thị trường ẩm thực Hà Nội không thiếu các sản phẩm dê núi Ninh Bình nhưng nhà hàng Tài Dê “làm mới” mình bằng cách đưa ra những món ăn quen thuộc như dê hấp tía tô, dê xào lăn, dê nướng tảng, cơm cháy sốt dê, lẩu nhúng mẻ, lẩu dê tươi,… với những công thức bí mật.

Không chọn cách thu hút khách ồn ào như Ngư Quán, nhà hàng Tài Dê “phổ biến” tên tuổi quán theo cách mà nữ văn sĩ JK Rowling đã làm với Harry Porter. Đó là “marketing truyền miệng”. Nghĩa là mỗi khách đến với nhà hàng sẽ vô tình “quảng cáo” cho quán sau khi cảm thấy hài lòng về chất lượng.

Quản lý nhà hàng đặc sản theo cách “đặc sản” đã giúp nhà hàng Tài Dê thường xuyên trong tình trạng “cháy hàng”. Tuy nhiên, chủ nhà hàng khẳng định nhà hàng đông thì đông thật nhưng không có chuyện “hốt bạc”.

“Chúng tôi luôn nhập về loại dê tốt nhất và bán với giá cạnh tranh nhất nên dù đông khách, chúng tôi cũng không thể hốt bạc được. Đó còn chưa kể chúng tôi đầu tư nhiều trang thiết bị bảo quản sản phẩm đẻ bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm mà không dùng hóa chất. Chúng tôi chấp nhận nhặt bạc lẻ. Nhưng điều đó khiến tôi rất vui vì góp phần nâng tầm đặc sản Việt Nam và giúp bà con nông dân tiêu thụ hàng hóa”, chủ nhà hàng cho hay.

Kẻ “phá sản”

Là phóng viên của một tờ báo lớn ở Hà Nội, anh Tuấn để mắt tại đặc sản vùng miền kể từ khi kết hôn với một cô gái Sơn La. Thường xuyên về quê vợ, anh Tuấn phát hiện thịt trâu, thịt bò gác bếp và một số đặc sản khác như măng, gạo nếp vùng Tây Bắc rất ngon, chất lượng cao và rẻ.

“Vì đánh giá đây là mặt hàng hút khách, đặc biệt trong những dịp Tết nên Tết Nguyên đán vừa qua tôi quyết định ‘đánh’ một chuyến hàng kiếm chút lời. Ngoài mục đích kinh doanh, tôi còn mong muốn tiêu thụ hàng hóa giúp bà con dân tộc” – Anh Tuấn chia sẻ.

Anh Tuấn cho biết thêm dù biết trên mạng, có rất nhiều kinh doanh mặt hàng này nhưng do tự tin vào lượng tiêu thụ “khủng” dịp Tết nên anh “tất tay”, dồn khá nhiều vốn liếng để “lấy hàng về xuôi”. Thế nhưng, ngược với dự báo của anh, dù anh bán ra với mức giá thấp hơn thị trường, anh chỉ tiêu thụ được khoảng 50% lượng hàng nhập về.

“Nguyên nhân thì nhiều lắm. Nhưng theo tôi, tôi thất bại là do không lường được cạnh tranh quá lớn. Tôi là người đi sau nên khó bán hàng. Ngay cả khi tôi bán giá rẻ, hàng hóa chất lượng tốt nhưng người tiêu dùng làm sao kiểm định được chất lượng”, anh Tuấn phân tích.

Bên cạnh đó, theo anh Tuấn, khó khẳng định chất lượng là nguyên nhân khiến anh không bán được hàng. “Hàng bán trên mạng rẻ hơn trong các nhà hàng nhưng các nhà hàng đầu tư bài bản hơn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hơn nên khách hàng chọn nhà hàng cũng là điều dễ hiểu”, anh Tuấn cho biết thêm.

Anh Tuấn cho rằng mình đang trong tình trạng “phá sản” và huy động cả nhà phải “ăn trừ bữa” thịt bò gác bếp, thịt trâu gác bếp và xôi hàng ngày.

Rơi vào tình trạng tương tự anh Tuấn là anh Thu. Tết năm ngoái, chạy theo thị trường, anh cũng buôn đặc sản bưởi Diễn. Nhưng do không có chiến lược kinh doanh chỉn chu nên anh không tiêu thụ nổi một nửa hàng hóa nhập vào.

“Hàng ế, gia đình tôi tiếc của đành ăn cố. Mà ăn nhiều quá cả nhà đau bụng, đi ngoài. Cuối cùng tôi phải mang đi biếu. Tết năm vừa qua, tôi lỗ hơn 100 triệu đồng với bưởi Diễn, cam Canh”, anh Thu tiết lộ.

Theo VTC News

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close