Nhân sựQuản trị

Năm mới rồi sếp vẫn chưa tâm lý gợi ý tăng lương, nói thưởng? Nhắc khéo chỉ bằng 1/10 bí quyết này, cấp trên sẽ chi tiền mà vui phơi phới

10 lời khuyên đến từ các chuyên gia sẽ khiến bạn thêm phần tự tin khi nhắc đến chuyện tăng lương thưởng năm nay với sếp.

 

Năm mới rồi sếp vẫn chưa tâm lý gợi ý tăng lương, nói thưởng? Nhắc khéo chỉ bằng 1/10 bí quyết này, cấp trên sẽ chi tiền mà vui phơi phới

Sau 1 năm trời cống hiến, bạn đã sẵn sàng để tăng lương rồi nhưng sếp thì vẫn chưa “chuẩn bị tâm lý” xong? Chúng ta hãy cứ mạnh dạn đề xuất để nhắc khéo sếp một chút, miễn là bạn đã tự tin hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, đóng góp thật nhiều cho công ty trong suốt thời gian vừa qua và hoàn toàn xứng đáng với đề xuất tăng lương hoặc thưởng. Bên cạnh đó, hãy tham khảo 10 đề xuất sau đây khi thử “đàm phán” với sếp mình.

1. Nhân danh công ty

Cho dù tăng lương là việc phục vụ mục đích và nhu cầu của cá nhân mình, hãy diễn tả nó theo cách có lợi cho công ty nhất chứ không phải bản thân chúng ta. Điều này sẽ cho thấy bạn coi trọng khả năng cạnh tranh của công ty hơn là lợi ích cá nhân của mình.

2. “Diễn tập” trong đầu

Hình dung cuộc trò chuyện với sếp trước khi thực sự bắt đầu. Hãy mường tượng trước phản ứng và đánh giá của sếp rồi đưa ra các thông tin về khả năng chủ động giải quyết vấn đề, giải thích giá trị bạn đã đóng góp cho doanh nghiệp (tăng doanh thu, doanh số, số lượng nhân viên hoặc thúc đẩy hiệu quả, tiết kiệm chi phí, cải thiện quy trình…). Soạn thảo sẵn các đề xuất sẽ giúp bạn sử dụng lợi thế của mình một cách thành thạo.

Năm mới rồi sếp vẫn chưa tâm lý gợi ý tăng lương, nói thưởng? Nhắc khéo chỉ bằng 1/10 bí quyết này, cấp trên sẽ chi tiền mà vui phơi phới - Ảnh 1.

Tưởng tượng trước “trận chiến” trong đầu.

3. Luyện tập dáng điệu

Hãy luyện tập cả thần thái như một siêu mẫu trên sàn diễn quốc tế. Chính ngôn ngữ cơ thể bao gồm cả tư thế, giọng nói và cách lựa chọn từ ngữ của bạn khi tiến hành đàm phán cũng đóng vai trò quan trọng như những lời bạn nói ra vậy.

4. Liên kết các thành tựu

Đừng cho sếp thấy một thành tựu ở lĩnh vực này, một thành tựu ở lĩnh vực khác… Chúng ta nên tổ chức chúng lại với nhau để liên kết tới sự ảnh hưởng vượt trội mà không ai có thể bỏ qua được. Ví dụ như nghiên cứu của bạn đã giúp công ty mở rộng sang một thị trường mới? Sau đó dự án mới do bạn lãnh đạo đã làm tăng hiệu quả của cả nhóm khi thâm nhập thị trường mới này? Không chỉ nhóm cá nhân, bạn còn giúp tăng cường giao tiếp nội bộ trong công ty cũng như cải thiện độ tin cậy với khách hàng? Những dữ liệu quan trọng và kết nối như thế này sẽ giúp yêu cầu tăng lương thưởng của bạn thêm phần thiết thực.

Năm mới rồi sếp vẫn chưa tâm lý gợi ý tăng lương, nói thưởng? Nhắc khéo chỉ bằng 1/10 bí quyết này, cấp trên sẽ chi tiền mà vui phơi phới - Ảnh 2.

Cần có bí quyết để đạt mục đích cuối cùng là được tăng lương.

5. Thử thay đổi bản ngã

Một cách hơi bất thường nhưng thú vị sẽ giúp chúng ta vượt qua nỗi lo lắng khi đề xuất xin tăng lương chính là thay đổi bản ngã. Hãy tưởng tượng một con người hoàn toàn khác trong bạn (có thể là mạnh mẽ hơn, thẳng thắn hơn…) sẽ hành động như thế nào khi đối mặt với sếp: Bạn sẽ nói gì? Phản ứng của bạn là gì? Bạn hành động ra sao? Đôi khi, chúng ta có thể giả thiết đặt nhân vật anh hùng mình yêu thích hoặc một người thành công mình biết vào hoàn cảnh cụ thể để suy nghĩ xem cách phản ứng của họ là gì, từ đó học hỏi những điều hợp lý.

6. Nắm rõ “thị trường”

Cách tốt nhất để được xác nhận yêu cầu tăng lương chính là hiểu rõ về thị trường, ở đây chính là mức lương mặt bằng chung cho ngành nghề của mình. Bạn nên nói chuyện với những người có chung công việc tại những công ty khác nhau, những đồng nghiệp thân thiết xung quanh (nếu có thể) để biết rõ hơn về mức lương mình xứng đáng được hưởng và tự tin yêu cầu nó.

7. Phản ứng phù hợp khi bị phản đối

Quản lý hoàn toàn có quyền từ chối đơn xin tăng lương của chúng ta thì mình cũng có quyền đưa ra phản bác một cách thích hợp. Với những thành tựu bạn đã cống hiến và “thị trường chung” về mức lương của ngành nghề này, bạn có thể đạt thêm một số thành tích mới trong thời gian tiếp theo để thuyết phục lại sếp một lần nữa hợp tình hợp lý hơn. Chú ý đừng tỏ ra giận dỗi, bực bội hay nản lòng.

8. Tránh đi vào tình cảm

Khi bước vào cuộc đàm phán, đừng mang những lý do chủ quan hay tình cảm ra để kể lể với sếp. Thay vào đó, chúng ta nên dùng những số liệu, bằng chứng cụ thể và kết quả có thể đo lường được. Thêm vào đó, hãy giao tiếp một cách hiệu quả và khách quan. Đừng đưa ra những cụm từ mang tính đánh giá cá nhân như “theo tôi”, “tôi thấy rằng”…

Năm mới rồi sếp vẫn chưa tâm lý gợi ý tăng lương, nói thưởng? Nhắc khéo chỉ bằng 1/10 bí quyết này, cấp trên sẽ chi tiền mà vui phơi phới - Ảnh 3.

Khiến sếp phải vui vẻ mà tăng lương cho mình.

9. Trang bị kỹ và tập trung vào số liệu thông tin

Cuộc trò chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều nếu bạn tập trung vào trình bày các số liệu và tác động của thành tựu mình đạt được một cách hợp lý. Hãy nhấn mạnh cho sếp thấy tầm ảnh hưởng của mình trong công việc với đầy đủ thông tin mà bạn đã chuẩn bị kỹ càng.

10. Đó là mức bạn xứng đáng được nhận

Quan trọng nhất, chúng ta nên tự chuẩn bị tâm lý cho chính mình. Việc tăng lương thưởng không phải vì nhu cầu của mình cần tăng lương, mà đó là sự trả công xứng đáng cho những thành tựu mình đã đạt được suốt thời gian qua và động lực để phấn đấu tiếp. Hãy hiểu rõ giá trị của bản thân mình và giúp sếp cũng hiểu rõ điều đó. Có vậy, sếp mới vui vẻ chi tiền để giữ lại một nhân viên chuyên cần mà xuất sắc như bạn.

Theo Phương Thúy

Trí Thức Trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close