Marketing

Phối thức marketing

Phối thức Marketing sẽ được thiết lập dựa trên chiến lược đã chọn với 4 nhóm:

1. Sản phẩm: hoạch định các yếu tố liên quan đến chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm và bao bì sản phẩm.

2. Giá bán: hoạch định dựa trên 3 phương án cơ bản:

–  Định  giá  thâm  nhập:  bán  giá  thấp  để  chiếm  lĩnh  thị  phần  cao.Sau  khi  đã chiếm được vị trí đứng vững trên thị trường tuỳ theo tình hình cạnh tranh, có thể nâng gía dần dần hoặc tiếp tục hưởng lợi do chi phí thấp.

Định giá theo cạnh tranh: so sánh sản phẩm với sản phẩm cạnh tranh về mặt chất  lượng,  tính  năng,  dịch  vụ,…  để  định  giá  theo  nguyên  tắc  bán  giá  cao hơn. Nguyên tắc này đặc biệt được sử dụng trong trường hợp khách hàng ít trung thành với nhãn hiệu và sản phẩm không khác biệt nhiều.

Định giá hớt váng: ngược lại với phương án định giá thâm nhập, nhưng sau khi qua giai đoạn  giới thiệu sản phẩm thì   điều chỉnh giá theo áp lực cạnh tranh.

Ngoài ra, khi định giá công ty xem xét cả chính sách chiết khấu hỗ trợ các nhà phân phối, chiết khấu số lượng, chiết khấu tiền mặt,..

3. Phân phối: phân phối dựa vào 6 yếu tố cơ bản:

–     Kênh bán hàng gián tiếp hay trực tiếp,

–     Một kênh hay nhiều kênh,

–     Chiều dài kênh,

–     Loại hình phân phối,

–     Số lượng nhà phân phối mỗi cấp,

–      Cách chọn nhà phân phối.

4. Chiêu thị: dựa trên 5 nhóm chủ yếu:

–     Quảng cáo: nhằm quảng bá thông tin về sản phẩm đến khách hàng, thuyết phục họ sử dụng sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng. Chi phí quảng cáo thường rất tốn kém và đơn vị người nhận thông tin thường thấp hơn loại hình khác.

–     Kích thích tiêu thụ: Loại hình này rất dễ tác động diến hành vi tiêu dùng của khách hàng, tuy nhiên không quá lạm dụng, dễ gây thành “dịch khuyến mãi” và có khi làm giảm doanh số sau đợt khuyến mãi.

–    Bán hàng trực tiếp: loại hình này tiết kiệm chí phí tốt nhất nhưng phụ thuộc nhiều vào nhân viên bán hàng.

–    Marketing trực tiếp: là hình thức kết hợp của quảng cáo, kích thích tiêu thụ và bán hàng trực tiếp nhằm bán hàng không qua trung gian. Loại hình này có nhược điểm là không phổ biến đối với đa số khách hàng.

–     Quan hệ xã hội: có tính đại chúng như quảng cáo, nhưng thường có độ tin cậy cao hơn vì thông tin được đưa ra gián tiếp thông qua các bài phóng sự, các mẫu tin, các hoạt động xã hội do doanh nghiệp thực hiện hoặc tài trợ các hoạt động văn hoá, thể thao,…

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close