Thế giớiThời sự

Dự thảo chính sách kinh tế của tân tổng thống Hoa Kỳ

Dự thảo chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump - Ảnh 1.

VIỆC LÀM VÀ THU NHẬP

Hiện rất nhiều người Mỹ lo lắng bởi nền kinh tế nước này không còn được như cách đây 15 năm sau khi trải qua 2 đợt khủng hoảng của thị trường chứng khoán và bất động sản. Mặc dù nền kinh tế số 1 thế giới đã hồi phục dần nhưng tốc độ tăng trưởng việc làm vẫn chậm.

Dự thảo chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump - Ảnh 2.

Ông Trump cho rằng nền kinh tế Mỹ đang đối mặt với rủi ro suy thoái không thể đảo ngược và vì vậy nhà lãnh đạo mới cần có những biện pháp mạnh tay. Bản kế hoạch cải cách kinh tế của ông Trump bao gồm cắt giảm mạnh thuế, tiết giảm các quy định và thương thảo lại các thỏa thuận thương mại. Bên cạnh đó, ông Trump cũng tuyên bố sẽ cắt giảm số lao động nhập cư và hạn chế hàng nhập khẩu nhằm gia tăng số việc làm của nước Mỹ.

Ngoài ra, ông Trump cũng định tăng ngân sách cho các chương trình quốc phòng cũng như xây dựng cơ sở hạ tầng. Trong khi đó, ngân sách cho mảng phi quân sự sẽ bị tiết giảm, ngoại trừ một số khu vực như chăm sóc y tế cho cựu chiến binh hay tăng cường an ninh biên giới.

Thêm vào đó, ông Trump cũng hứa sẽ không đụng vào các mảng an sinh xã hội hay bảo hiểm y tế, vốn ngày càng chiếm nhiều ngân sách Mỹ.

Dự thảo chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump - Ảnh 3.

THƯƠNG MẠI VÀ TOÀN CẦU HOÁ

Dự thảo chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump - Ảnh 4.

Trong những thập niên gần đây, tỷ phú Trump đã ủng hộ chính sách hạn chế các thỏa thuận tự do thương mại, cũng như thiết lập các hàng rào bảo vệ cho ngành kinh doanh nội địa khỏi những yếu tố mà ông gọi là cạnh tranh không công bằng.

Ông Trump đã kịch liệt chỉ trích hiệp định thương mại tự do giữa Mỹ và Mexico (Nafta) được ký dưới thời cựu tổng thống Bill Clinton, cũng như chỉ trích thỏa thuận TPP.

Quan điểm chống tự do thương mại của tỷ phú Trump đi ngược lại với quan điểm của Phòng thương mại Mỹ (USCham) đồng thời thu hút được sự ủng hộ từ những người có quan điểm dân túy cũng như bảo hộ doanh nghiệp nội địa.

Dẫu vậy, một số chuyên gia cảnh báo quan điểm của ông Trump có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến những ngành kinh doanh tại Mỹ có liên quan đến chuỗi cung ứng toàn cầu, đồng thời khơi mào một cuộc chiến thương mại với nhiều nước khác và tác động xấu đến tăng trưởng kinh tế.

Dự thảo chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump - Ảnh 5.

THUẾ

Dưới thời Tổng thống Barack Obama, nghị viện Mỹ tiếp tục duy trì các chính sách thuế từ thời cựu tổng thống George W Bush bao gồm cắt giảm thuế cho toàn dân ngoại trừ những người có thu nhập cao, tăng thuế với những thu nhập từ hoạt động đầu tư, nới lỏng tín dụng cho các hộ gia đình có thu nhập thấp và sinh viên.

Dự thảo chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump - Ảnh 6.

Tháng 9/2015, tỷ phú Trump đề xuất một bản kế hoạch cắt giảm mạnh thuế và đưa hàng triệu hộ gia đình ra khỏi danh sách nộp thuế thu nhập. Kế hoạch cắt giảm thuế này có quy mô lớn gấp 3 lần so với bản kế hoạch năm 2001 và 2003 dưới thời cựu tổng thống Bush.

Tuy nhiên, dự thảo này cũng sẽ khiến ngân sách Mỹ mất đi hơn 9 nghìn tỷ tiền thuế trong vòng 10 năm tới.

Vào tháng 9/2016, ông Trump lại đưa ra một bản kế hoạch mới không khác mấy so với dự thảo cũ, theo đó thuế doanh nghiệp sẽ giảm từ mức 30% xuống 15% và bãi bỏ hoàn toàn thuế bất động sản.

Thêm vào đó, một số chi phí an sinh xã hội như chăm sóc trẻ em sẽ bị tiết giảm. Ông Trump kiến nghị giảm khoản trợ cấp chăm sóc trẻ em đối với từng cá nhân xuống còn khoảng 100.000 USD/người.

Ngoài ra, ông Trump cũng kiến nghị giảm thuế thu nhập cá nhân của giới nhà giàu từ 39,6% hiện nay xuống 33%.

Theo tổ chức Tax Foundation, kế hoạch mới này của ông Trump sẽ khiến nước Mỹ mất khoảng 4,4-5,9 nghìn tỷ USD trong vòng 10 năm cho dù nền kinh tế Mỹ có tăng trưởng được như theo cam kết hay không.

Các trợ lý của ông Trump sau đó đã giải thích thêm rằng bản kế hoạch này ban đầu có thể tốn nhiều ngân sách trước khi có hiệu quả. Thêm vào đó, những hộ gia đình thu nhập thấp và người nghèo có thể tiếp tục ở trong hệ thống thuế cũ nếu cảm thấy bị đánh thuế cao hơn với quy định mới.

Dự thảo chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump - Ảnh 7.

AN SINH XÃ HỘI VÀ BẢO HIỂM Y TẾ

Vấn đề an sinh xã hội và bảo hiểm y tế đang dần trở thành mối quan tâm lớn khi chi tiêu ngân sách cho 2 mảng này ngày càng cao. Năm 2011, 2 mảng này chiếm tới 36% tổng chi tiêu của chính phủ và đến 41% vào năm 2015.

Tỷ lệ này được dự đoán sẽ còn tăng tiếp trong 20 năm tới do ngày càng nhiều người Mỹ nghỉ hưu cũng như tỷ lệ sinh mới suy giảm tại đây.

Dự thảo chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump - Ảnh 8.

Ông Trump đã từng chỉ trích đề xuất của các lãnh đạo đảng Cộng hòa về việc nâng tuổi nghỉ hưu hay giảm trợ cấp cho những người nghỉ hưu giàu có để giảm chi phí ngân sách. Thay vào đó, tỷ phú Trump cho rằng các chương trình an sinh xã hội cũng như bảo hiểm y tế có thể cắt giảm những khoản chi thừa để tiết kiệm ngân sách.

Dự thảo chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump - Ảnh 9.

NỢ CÔNG

Kể từ sau cuộc khủng hoảng 2008, ngân sách của Mỹ ngày càng thâm hụt cho đến năm 2015 do nguồn thu từ thuế giảm trong khi chính phủ tăng cường chi tiêu để thúc đẩy kinh tế. Mặc dù thâm hụt ngân sách năm 2015 của Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2007 nhưng tỷ lệ nợ công (không bao gồm các khoản nợ được mua bởi chính phủ, FED…) của nước này lại tăng 100% kể từ sau khủng hoảng và chiếm khoảng 75% GDP.

Dự thảo chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump - Ảnh 10.

Với tình hình hiện tại, chắc chắn tỷ lệ nợ công theo GDP sẽ còn tăng khi ông Trump quyết định giảm mạnh thuế và tăng cường chi tiêu ngân sách. Thêm vào đó, những khoản chi không sinh lời như An sinh xã hội hay Bảo hiểm y tế cũng góp phần khiến nước Mỹ tốn nhiều tiền hơn.

Tỷ phú Trump đã có nhiều phát ngôn trái ngược nhau về thời gian giải quyết nợ xấu. Vào tháng 3/2016, ông Trump cho biết sự hồi phục của kinh tế Mỹ sẽ giải quyết dần vấn đề nợ xấu, điều mà nhiều chuyên gia kinh tế không đồng tình với bối cảnh như hiện nay.

Vào khoảng tháng 4/2016, ông Trump cho biết có thể sẽ đàm phán lại với các chủ nợ để giải quyết vấn đề nợ công. Tuy vậy, vị tỷ phú mới đắc cử tổng thống này lại cho biết các điều khoản về nợ công của Mỹ với chủ nợ là “thiêng liêng” và mình sẽ không đụng vào chúng.

Dự thảo chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump - Ảnh 11.

NHẬP CƯ VÀ BỨC TƯỜNG NỔI TIẾNG

Hiện nước Mỹ có khoảng 42 triệu người nước ngoài nhập cư đang sinh sống và khoảng 1/4 trong số họ là nhập cư bất hợp pháp.

Dự thảo chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump - Ảnh 12.

Chính sách người nhập cư của ông Trump là một trong những tiêu điểm gây tranh cãi thời gian qua. Năm 2015, vị tỷ phú này đề nghị xây một bức tường giữa biên giới Mexico và Mỹ, đồng thời yêu cầu Mexico phải thanh toán chi phí xây dựng. Hơn nữa, ông Trump còn tuyên bố sẽ đuổi 11 triệu người nhập cư bất hợp pháp về nước.

Sau vụ khủng bố tại California, ông Trump đã kêu gọi Mỹ hoàn toàn cấm người Hồi giáo nhập cư vào quốc gia này.

Không dừng lại đó, vị tỷ phú mới đắc cử còn muốn dừng cấp visa cho nhưng người được sinh ra trên đất Mỹ nhưng có cha mẹ là người nước ngoài, đồng thời phạt hình sự với những người quá hạn thị thực tại Mỹ.

Dẫu vậy, ông Trump sau đó đã có giọng điệu mềm mỏng hơn cho vấn đề này khi tuyên bố vào tháng 6/2016 chỉ cấm tạm thời những người nhập cư đến từ các khu vực có nhiều khủng bố.

Đến tháng 8/2016, ông Trump lại nói rằng chính phủ Mỹ có thể cho phép một số người nhập cư đóng thuế ở lại đất nước bởi việc đuổi hàng triệu lao động nước ngoài là điều khá khó khăn.

Sau nhiều chỉ trích vì những phát biểu bất nhất, ông Trump cuối cùng cũng tuyên bố một bản kế hoạch mới vào cuối tháng 8/2016. Theo đó, chính quyền mới sẽ ưu tiên trục xuất bọn tội phạm và những mối đe dọa khủng bố, đồng thời thiết lập các môn giáo dục tư tưởng, văn hóa nhằm đảm bảo người nhập cư có thể hòa nhập với xã hội Mỹ.

Tỷ phú Trump cũng đề xuất tăng gấp 3 nhân viên của Cục di trú Mỹ (ICE), đồng thời xây thêm 500 trạm gác biên giới. Tuy vậy, không có phần nào trong bản kế hoạch nói về chuyện trục xuất tất cả những người nhập cư bất hợp pháp khỏi Mỹ.

Bản kế hoạch này cũng bao gồm việc thực hiện kiểm tra sinh trắc học nhằm phát hiện những người nước ngoài quá hạn visa nhằm hạn chế tình trạng làm giả giấy tờ.

Dự thảo chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump - Ảnh 13.

ĐẦU TƯ CƠ SỞ HẠ TẦNG

Năm 2015, Mỹ chi khoảng 305 tỷ USD cho các dự án xây dựng đường cao tốc nhưng nhiều chuyên gia cho rằng quốc gia này vẫn đầu tư quá ít cho cơ sở hạ tầng. Nhiều tập đoàn công nghiệp Mỹ thậm chí nhận định nước này phải chi hơn 1 nghìn tỷ USD cho hạ tầng cơ sở trong 10 năm tới để có thể đáp ứng nhu cầu.

Dự thảo chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump - Ảnh 14.

Trong cuộc vận động tranh cử năm 2016, tỷ phú Trump đã cam kết sẽ đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng của Mỹ với hàng nghìn tỷ USD cho xây dựng đường sá, đường xe lửa, sân bay…

Trong một buổi phát biểu tại Bắc Dakota, ông Trump cho biết sẽ dỡ bỏ những quy định giới hạn trong ngành năng lượng Mỹ và dùng một phần tiền thuế để đầu tư cơ sở hạ tầng. Ông Trump cũng dự định thành lập một quỹ để các nhà đầu tư cá nhân hỗ trợ tài chính hoàn thành các dự án.

Ngoài ra, ông Trump cam kết sẽ hoàn thành các dự án nhanh hơn mà không tốn thêm chi phí của người dân.

Dự thảo chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump - Ảnh 15.

CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ VÀ FED

Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) chịu trách nhiệm đảm bảo hệ thống tài chính hoạt động bình thường, ổn định giá cả và tạo thêm nhiều việc làm trong xã hội thông qua các chính sách tiền tệ. Trong những năm gần đây, vai trò của FED ngày một lớn hơn khi kinh tế Mỹ và toàn cầu đã phải trải qua nhiều biến động trên thị trường tài chính.

Dự thảo chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump - Ảnh 16.

Đảng Cộng hòa đã phản đối chính sách của FED nhiều năm nay khi cho rằng nới lỏng chính sách tiền tệ, hạ lãi suất thấp sẽ thổi bùng tỷ lệ lạm phát và tạo nên nhiều rủi ro cho hệ thống tài chính.

Tuy vậy, ông Trump có thái độ mềm mỏng hơn với Chủ tịch Yellen và cho biết mình không có quan điểm “thù địch” nào với FED. Dẫu vậy, dù cho rằng bà Yellen làm không tệ nhưng ông Trump cho biết vẫn muốn thay bà bằng một ứng cử viên khác của Đảng Cộng hòa.

Vào tháng 11/2015, tỷ phú Trump từng cho biết FED nên nâng lãi suất nhưng sau đó đã đổi luận điệu và cho rằng lãi suất thấp vẫn ổn, trừ khi tỷ lệ lạm phát không chịu đi lên.

Dự thảo chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump - Ảnh 17.

GIÁO DỤC

Tại Mỹ, tín dụng giáo dục là điều rất phổ biến khi các học sinh vay tiền ngân sách để trả học phí, rồi thanh toán lại khi họ đã ra trường và có việc làm. Tuy nhiên, số tín dụng này tại Mỹ đã tăng gấp 3 lần trong 10 năm qua lên mức 1,3 nghìn tỷ USD và hiện khoảng 40 triệu người dân Mỹ vẫn còn mang nợ loại tín dụng này.

Dự thảo chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump - Ảnh 18.

Mặc dù không công bố chi tiết về kế hoạch cải tổ giáo dục cũng như làm sao để giải quyết khoản tín dụng khổng lồ như hiện nay, nhưng ông Trump lại thể hiện rõ ràng quan điểm cắt giảm chi phí cho sinh viên.

“Không có gì quan trọng hơn giáo dục khi nói về tương lai của nước Mỹ”

Donald Trump

Theo đó, vị tỷ phú này cho rằng chính sách tín dụng giáo dục hiện nay chỉ khiến học phí tăng cao chứ không giúp ích gì mấy cho sinh viên. Theo ông Trump, chính phủ nên ban hành những quy chế nhằm điều tra các trường đại học nếu có quá nhiều cựu sinh viên của họ phá sản do không thanh toán được tiền nợ học phí.

Trong khi đó, một chuyên gia tư vấn của ông Trump đã từng tiết lộ vị tỷ phú này ưa thích việc để cho thị trường điều tiết mảng tín dụng giáo dục. Cụ thể, ngân hàng tư nhân sẽ chịu trách nhiệm rà soát, xem xét các khoản vay của học sinh cũng như học phí của trường học thay vì nhà nước.

Dự thảo chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump - Ảnh 20.

LƯƠNG TỐI THIỂU CHO CÔNG CHỨC

Mức lương tối thiểu cho công chức nhà nước hiện đang ở 7,25 USD/giờ và chưa hề được tăng từ năm 2009. Chính điều này đang khiến rất nhiều công chức nhà nước bất bình và đề nghị chính phủ Mỹ có những biện pháp thay đổi. Trong khi Đảng Cộng hòa còn đang tranh luận về vấn đề này thì phía Đảng Dân chủ đã thông qua được bản dự thảo nâng mức lương lên 15 USD/giờ.

Dự thảo chính sách kinh tế của Tổng thống Mỹ thứ 45 Donald Trump - Ảnh 21.

Ngay từ tháng 10/2015, ông Trump đã bị liên đoàn lao động Mỹ chỉ trích vì có quan điểm cho rằng mức lương công chức hiện nay là quá cao. Tuy nhiên, tình hình biến đổi đột ngột khi ông Trump cho đăng trên mạng xã hội twitter rằng giới trung lưu không được tăng lương đúng mức và điều này là không tốt.

Khi ngày càng nhiều ứng cử viên của Đảng Cộng hòa bỏ cuộc trong cuộc vận động tranh cử 2016, quan điểm tăng lương của ông Trump ngày một trở nên rõ rệt. Tỷ phú Trump đồng ý rằng công chức nên được tăng lương nhưng lại tuyên bố để vấn đề này lại cho Nghị viện Mỹ quyết định.

Dẫu vậy, sau đó ông Trump lại tuyên bố sẵn sàng nâng mức lương tối thiểu để phù hợp hơn với các chính sách khác mà ông đã đề ra.

Vào tháng 7/2016, tỷ phú Trump kêu gọi nâng lương tối thiểu của công chức lên 10 USD/giờ, một quyết định gây nhiều tranh cãi trong Đảng Cộng hòa nhưng lại được sự ủng hộ từ phía Dân chủ.

Băng Tâm

Theo Trí Thức Trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close