Asen (thạch tín) là một trong những nguyên tố độc nhất thế giới, xuất hiện cả trong môi trường tự nhiên lẫn tạo ra từ hoạt động của con người. Nước, không khí, thức ăn, đất đai,… chỉ là một vài trong vô số nơi có chứa asen. Từ năm 1991, cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ đã bắt đầu nghiên cứu về hàm lượng asen trong thực phẩm của con người và cuối cùng, họ khẳng định rằng không phải lúc nào asen cũng là thuốc độc giống như như trong phim kiếm hiệp.
Asen có 2 dạng hữu cơ và vô cơ, chúng tồn tại ở khắp mọi nơi
Lật bản tuần hoàn các nguyên tố hóa học ra, nhìn vào dòng 4 cột 15 sẽ thấy As, đó chính là Asen. Dưới góc độ hóa học, nó là một á kim độc với nhiều dạng thù hình khác nhau: màu vàng (phân tử phi kim) và màu đen xám (á kim). Asen và các hợp chất của nó thường được sử dụng trong thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,… và tất nhiên, nó được biết tới như một loại thuốc độc khét tiếng trong lịch sử nhân loại. Trên thực tế, rất khó để bạn tìm được Asen ở dạng đơn chất mà phần lớn, nó nằm cùng với các nguyên tố khác dưới dạng hợp chất.
Người ta chia các hợp chất có chứa asen thành 2 nhóm gồm:
Cả 2 nhóm trên, đặc biệt là asen vô cơ đều tồn tại trong môi trường và nồng độ của nó tùy vào mức độ ô nhiễm môi trường, từ đó quyết định xem nó có ảnh hưởng tới sức khỏe con người hay không.
Asen có mặt trong gần như mọi loại thức ăn bạn ăn hàng ngày!
Không phải đợi tới khi lấy gói bột màu vàng bỏ vào nồi để hạ độc giống như trong phim kiếm hiệp thì thức ăn mới có chứahưa asen mà trên thực tế, asen xuất hiện trong gần như tất cả mọi loại thức ăn nước uống. Tuy nhiên thường nó chỉ tồn tại với nồng độ nhỏ hoặc rất nhỏ. Cá biệt, một số nguồn asen có nồng độ cao bao gồm:
Nguyên nhân khiến cho gạo có hàm lượng asen cao hơn những loại thực vật khác là do điều kiện canh tác. Mặc dù hiện tại những loại thuốc bảo vệ thực vật chứa asen phần lớn đã bị cấm sản xuất hoặc sử dụng nhưng một khi đã xài, dư lượng của nó vẫn còn tồn tại trong đất rất lâu, có thể là 50 năm hoặc hơn nữa.
Trong khi đó, lúa lại chủ yếu được trồng trên các cánh đồng nhiều nước, từ đó lượng asen vô cơ sau đó sẽ theo đất, nước xâm nhập vào hạt lúa dễ dàng hơn. May mắn là asen tồn tại trên hạt lúa chủ yếu tập trung ở phần vỏ và lớp ngoài hạt gạo, qua quá trình xay xát đã vơi đi phần nào. Sau đó tới khi nấu cơm, chúng ta được dặn phải vo gạo trước khi nấu, từ đó sẽ đẩy lượng asen xuống tới mức ít gây hại nhất. Đây có lẽ cũng là lý do vì sao mà “Tấm ít độc hơn Cám” nhỉ?
Các loại thực vật, rau củ quả và hạt khác cũng có chứa hàm lượng nhất định asen trong đó bởi chúng vẫn được canh tác trên đất đai mà trong đó thì vẫn còn asen tự nhiên. Tương tự, asen có mặt trong nước và thủy hải sản cũng có chứa asen, tất nhiên thì nồng độ tùy thuộc vào mức độ ô nhiễm của nguồn nước. Vậy cây trồng hũu cơ có asen không? Câu trả lời là có bởi bản chất nó vẫn trồng trên đất vốn có chứa asen tự nhiên trong đó, bất kể phương pháp canh tác là theo tập quán thông thường hay theo canh tác hữu cơ.
Asen độc nhưng chỉ khi bỏ cả gói nguyên chất vào thức ăn thì mới chết! Bình thường, chúng ta ăn asen mỗi ngày!
Khỏi cần phải nói, asen nguyên chất là loại hóa chất cực độc. Nó được ví như độc của các vị vua và vua của các thuốc độc. Tại sao? Nguyên nhân là do từ thời cổ người ta đã dùng asen để hạ độc lẫn nhau. Triệu chứng ngộ độc của nó là khá mập mờ nên rất dễ dùng trong việc hạ độc. Tất nhiên thì ngày nay người ta đã biết tới độc tính của nó nên thậm chí là diệt chuột thì cũng ít dùng bởi tính nguy hiểm của nó.
Khi vượt quá ngưỡng an toàn thì asen trong thực phẩm, nước uống hoặc không khí sẽ trở thành chất độc gây nguy hiểm cho con người. Hiệp hội chính phủ Mỹ về vệ sinh công nghiệp quy định nồng độ asen không thể vượt quá 10 microgram trong 1 mét khối không khí. Cục bảo vệ môi trường Mỹ quy định lượng asen trong nước không thể vượt quá 10 phần tỷ (PPB). Còn cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ quy định rằng trong thức ăn, nồng độ asen tối đa chỉ là 0,5 tới 2 phần tỷ.
Tuy nhiên, ở cấp độ bình thường, mỗi người chúng ta mỗi ngày đều nạp vào cơ thể một lượng asen nhất định, bất kể là bạn ở đâu, ăn ở sạch tới mức nào. FDA khẳng định chế độ dinh dưỡng mỗi ngày có rất ít lượng asen và do đó, nó không gây ra bất kỳ tác động ngộ độc cấp tính nào đối với cơ thể. Nếu dung nạp hàm lượng lớn trong thời gian dài thì có thể dẫn tới nhiều tác động như tăng nguy cơ ung thư, làm hẹp hoặc tắt nghẽn mạch máu, gây cao huyết áp, bệnh tim hoặc tiểu đường type 2. Asen đồng thời còn có tác động tới thần kinh, đối với trẻ nhỏ hoặc trẻ vị thành niên, nếu tiếp xúc với asen trong thời gian dài sẽ gây suy giảm chức năng não, từ đó ảnh hưởng tới khả năng tiếp thu, học tập và trí nhớ.
Bản thân thực phẩm bình thường vẫn có chứa asen và lượng asen này là không gây hại cho cơ thể. Tuy nhiên nếu vẫn quan tâm và muốn làm giảm lượng asen trong thực phẩm xuống phức tối thiểu hơn nữa thì tùy vào loại thực phẩm mà có cách thức khác nhau, chủ yếu trong khâu sơ chế và nấu thức ăn. Có một nghịch lý là gạo lức được cho là có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn gạo thường nhưng do không trải qua quá trình xay xát mạnh mẽ, dư lượng asen trong đó cũng cao hơn. Và cách làm giảm thiểu lượng asen trong cả gạo trắng lẫn gạp lức chính là vo kỹ và nấu trong nước sạch asen. Thử nghiệm cho thấy việc vo gạo trước khi nấu sẽ làm giảm 10 – 28% lượng asen trong đó, đồng thời vo với nhiều nước sẽ làm giảm lượng asen trong gạo, đổi lại thì hàm lượng dinh dưỡng cũng sẽ theo đó mà ra ngoài nhiều hơn.
Cần lưu ý rằng ngay cả đối với gạo lức và sơ chế theo kỹ thông thông thường mà chúng ta hay làm hàng ngày vẫn an toàn cho sức khỏe. Nói cách khác, chế độ ăn uống với các loại thực phẩm bình thường, dù vẫn có asen ở đó nhưng hàm lượng vẫn ở mức an toàn, không cần đáng lo ngại. Hãy dành mối lo đó cho những loại thực phẩm bẩn, sử dụng nhiều hóa chất,… Gõ bài đã dài, mình đói rồi. Giờ sẽ đi ăn cơm, canh cá, thịt kho, rau luộc,… sau đó tráng miệng bằng dĩa xoài sống chấm mắm đường và làm thêm ly nước chanh ngon lành. Không hề lo!