Khởi nghiệpKinh doanh
Biến lò gạch thành xưởng xuất khẩu
Sau khi quyết định chọn hướng phát triển gốm nung theo mô hình Vĩnh Long – vì gốm sứ vốn là thế mạnh khó cạnh tranh của Lái Thiêu
“Trở bộ”
Cách đây hai năm, trong chuyến tham quan lò gốm nung của doanh nhân Nguyễn Tấn Nghĩa ở thị xã Vĩnh Long, chuyên làm “đồ rót”, – đúc khuôn bằng thạch cao rồi rót nguyên liệu vào – ông Bảy bị mê hoặc khi nghe chỉ sau ba năm ra nghề thành đạt, vị chủ nhân này đã cất được ngôi biệt thự khoảng 5,5 tỉ đồng. Sau khi học hỏi một số kinh nghiệm và nghe tham vấn kỹ càng, ông Bảy lại “khăn gói” đi học hỏi thêm nghề gốm sứ ở Lái Thiêu (Bình Dương) để củng cố thêm hiểu biết về lĩnh vực mới mẻ này và tìm phương án khả thi nhất.
Sau khi quyết định chọn hướng phát triển gốm nung theo mô hình Vĩnh Long – vì gốm sứ vốn là thế mạnh khó cạnh tranh của Lái Thiêu, lại không đợc giới chơi mỹ thuật chuộng bằng gốm nung – ông Bảy trở qua Vĩnh Long nghiên cứu kỹ hơn mô hình “lò núm”. Lò này tròn như nón lá, tương tự nh lò nung gạch hiện có nên đỡ tốn kém trong đầu tư chuyển đổi phương thức sản xuất. Đồng thời ông “chiêu mộ” đợc sáu thợ trẻ của Vĩnh Long, có kinh nghiệm và thành thục trong nghề về hợp tác với mình, gồm Dũng, chuyên làm khuôn thạch cao; Vĩnh, Chung và Tèo, chuyên nắn khuôn đất; và Hà, thợ nữ duy nhất, chuyên “suôn bóng” hàng mộc trước khi đa vào lò nung. Nhằm tạo điều kiện cho số thợ trẻ này yên tâm làm việc, ông Bảy trả lương cơ bản cho mỗi ngời một triệu đồng/tháng, và bao luôn ăn nghỉ tại gia đình.
Giữa lúc công việc đang tiến triển thì một người con, vốn là trợ thủ đắc lực của ông, đột ngột qua đời vì tai nạn khiến mọi việc gần như bị ngưng trệ do thiếu người tổ chức thực hiện. Tháng 10-2000, ông Bảy bắt tay trở lại dự án và sản xuất thử vào cuối năm. Trong thời gian này ông vẫn duy trì nghề nung gạch ngói để giữ thợ và lấy ngắn nuôi dài. Kết quả, các mặt hàng ra lò đều đạt giá trị sử dụng, nhưng độ tinh xảo cha thể cạnh tranh với các “đại gia”.
Nghiêm khắc rút kinh nghiệm, ông nhận thấy ngoài kiểu dáng hơi thô, còn do lò gạch có hình chữ nhật nên độ chín của sản phẩm không đều như những lò nung hình tròn của gốm Vĩnh Long. Không nản chí, ông Bảy và cậu con trai tiếp tục nghiên cứu khắc phục để nhiệt độ trong lò phân bố đều.
Anh Dương Minh Sang – con ông Bảy – phụ trách kỹ thuật, nhớ lại: “Nhìn bề ngoài tưởng đơn giản, đi sâu mới thấy nghề gốm có nhiều yêu cầu rất khắt khe. Tưởng “lò nào cũng là lò”, mẻ đầu tay chúng tôi mất cả tuần lễ vẫn không đạt kết quả như mong muốn. Về sau phải tập trung cải tiến vỉ đốt mới cải thiện tình thế. Giờ thì mẻ nào chắc cú mẻ đó? Nhờ cải tiến thành công một số giải pháp kỹ thuật, cơ sở đã không tốn thêm mấy chục triệu đồng xây lò mới như dự kiến”.
Và thành công đã đến khi vào giữa tháng 3-2001 những mẻ gốm mang thương hiệu Bông Sen chính thức ra mắt công chúng với yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật không thua kém các đồng nghiệp đàn anh; trong sự ngỡ ngàng của bao người. Ông Lê Phú Hội (Sáu Hội), Bí thư Tỉnh ủy An Giang, hay tin cũng đến xem, động viên tinh thần dám nghĩ và biết làm của ngời thợ già ham cầu tiến này.
Những sản phẩm mang hơi thở vùng Bảy núi
Hôm chúng tôi đến, gặp lúc lò gốm đã xuất đến mẻ thứ ba với hàng chục loại sản phẩm bắt mắt du khách trong và ngoài nước, như các pho tượng Phật, hình vũ nữ, thú vật, độc bình, chậu cây cảnh và đồ dùng thông thường. “Làm ra sản phẩm đã khó nhưng khó hơn là làm sao tiêu thụ. Chắc là ông Bảy đã tính kỹ chuyện này?”, tôi hỏi. “Thực ra nghề gốm xuất khẩu lo nhất là kỹ thuật và mỹ thuật chứ không phải đầu ra. Vĩnh Long có mấy chục lò còn không sợ ế, An Giang mới có “mình ên” qua, thì lo gì!”‘ Vừa nói ông Bảy vừa ôm khệ nệ một cặp chim ng bằng gốm sứ do mình vẻ kiểu, hào hứng kể: “Hiện các khâu từ đúc khuôn, tạo mẫu và ra thành phẩm, kể cả “đồ rót” (đồ đổ khuôn) đều do thợ tại chỗ làm tất. Ơ’ đây có những mẫu lấy “tứ ” từ sản phẩm của nhiều nơi, nhng chỉ là tham khảo chứ không sao chép. Bởi tôi quan niệm gốm An Giang phải có phong cách, hơi thở riêng của vùng Bảy Núi!”.
Để chứng minh, ông Bảy cầm bức tợng một nữ thần có màu son đặc trưng của gốm Lái Thiêu, giải thích: Đất ở trển làm gạch hết ý, nhưng nung gốm có màu đỏ au như sơn lót, không được giới chơi mỹ thuật nớc ngoài chuộng bằng đồ đất pha phèn của vùng này, khi ra hàng trông mốc mốc như cổ vật thứ thiệt. Khách hàng phơng Tây khoái “gu” này hơn. Một doanh nhân chuyên mua bán gốm mỹ nghệ của Đức đã đến xem hàng và có xét như vậy?
Chúng tôi đến xem khu sản xuất của cơ sở Bông Sen, rộng gần 10.000 m2. Nơi đây từng cung ứng hơn 11 triệu viên gạch mỗi năm trong suốt hàng chục năm qua. Giờ vẫn còn 60 công nhân tiếp tục làm gạch để lấy gạch nuôi mỹ nghệ. Hiện nay, việc chuyển đổi sản xuất và đào tạo thợ đang đợc tiến hành dần dần. Chủ nhà cho biết, sau khi bộ máy sản xuất doanh bắt đầu ổn định sẽ chuyển hoàn toàn sang làm gốm xuất khẩu. Ông Bảy chỉ một cô gái xinh xắn đang xoay tít một chiếc chậu có hoa văn bắt mắt, giới thiệu: “Đây là cô Hạnh, 21 tuổi, một trong những thợ trẻ có tay nghề khá, còn kia là những cậu chuyên đúc khuôn thạch cao, đều từ nơi khác quy tụ về, cô gái cho biết quê gốc ở xã Tân Hội (thị xã Vĩnh Long). Mặc dù còn trong thời gian đầu gây dựng, song cô đợc chủ trả lương một triệu đồng/tháng, bao ăn và chỗ nghỉ. So mặt bằng sinh hoạt của địa phương, thu nhập cỡ vậy sống được. Những thợ đều cho biết họ đến đây ngoài lòng yêu nghề, còn vì muốn góp phần mở mang làng thủ công truyền thống, tạo thêm công ăn việc làm cho dân làng.
Ông Bảy Nên không giấu giếm ý định sẽ thành lập công ty cổ phần gốm nung xuất khẩu với sự tham gia của những bạn nghề và bất cứ ai tâm huyết chuyện làm ăn. Tất nhiên, giữa khát vọng với hiện thực thường có khoảng cách, song theo giới chuyên môn đã từng thành danh và phát tài bằng nghề gốm nung xuất khẩu, cách làm của ông Bảy rất bài bản. Có thể nói ông đã khởi đầu một sự nghiệp mới thành công.