Thế giớiThời sự

Châu Á vượt bậc về năng lực đổi mới

Các nền kinh tế châu Á đang lên hạng về Chỉ số Đổi mới toàn cầu (GII) hằng năm, trong đó Singapore lọt vào top 5, Trung Quốc lần đầu tiên vào top 20.

 

Bưu điện Thái Lan sắp ứng dụng blockchain

Bưu điện Thái Lan sắp ứng dụng blockchain

Bảng xếp hạng này được tính toán từ 21 nhóm chỉ số và 80 tiểu chỉ số với 7 trụ cột, gồm thể chế, cơ sở hạ tầng, thị trường và môi trường kinh doanh, nguồn nhân lực và nghiên cứu, trình độ phát triển của thị trường, sản phẩm tri thức và công nghệ, sản phẩm sáng tạo. Đó là báo cáo do Đại học Cornell, Trường Kinh doanh Insead và Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới của Liên Hiệp Quốc (WIPO) đồng phát hành ngày10/7.

Ở khu vực châu Á, Singapore nhảy hai bậc từ năm trước lên thứ 5. Nước này đạt điểm cao trong các chỉ số như tính hiệu quả của chính phủ và các luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài. Hàn Quốc giảm một bậc, xuống hạng 12, trong khi Nhật, Hồng Kông, Trung Quốc và Úc đều lọt vào top 20.

Năm 2016, Trung Quốc nằm trong top 25, năm nay xếp hạng17. Điều đó chỉ ra những tiến bộ về công nghệ cao và chất lượng các bài báo khoa học. Quốc gia này được xếp thứ nhất, thứ nhì về chi phí nghiên cứu và phát triển, số lượng các nhà khoa học, bằng sáng chế và các bài báo khoa học.

Sự lên hạng của Trung Quốc phản ánh những nỗ lực của Bắc Kinh trong việc dịch chuyển cơ sở cấu trúc của nền kinh tế sang các ngành công nghiệp hàm lượng trí tuệ nhiều hơn dựa trên đổi mới sáng tạo để duy trì lợi thế cạnh tranh. Báo cáo cũng để cập đến các “cluster” – những khu vực hoạt động mạnh về khoa học và công nghệ. Trung Quốc xếp hàng thứ nhì về cluster, sau Mỹ, có cả thảy 26 cluster.

Khu vực Thâm Quyến và Hồng Kông tạo thành một cluster lớn thứ nhì thế giới, với ZTE là ứng viên sáng chế hàng đầu. Bắc Kinh xếp thứ 5, với nghiên cứu và bằng sáng chế của Viện Hàn lâm khoa học và công ty internet vạn vật BOE Technology Group dẫn đầu. Cluster xếp hàng đầu thế giới là khu vực Tokyo – Yokohama của Nhật Bản, với Đại học Tokyo và hãng sản xuất điện tử Mitsubishi Electric là những đơn vị đóng góp quan trọng.

Nhìn chung, vùng Đông Nam Á, Đông Á và châu Đại Dương cho thấy sự tiến bộ nhất so với các vùng khác, đứng đầu là ASEAN. ASEAN tiến bộ trong các chỉ số đổi mới và phát triển xã hội. Malaysia và Việt Nam lên hai thứ hạng, Thái Lan vượt bảy bậc, xếp thứ 44. Malaysia, xếp thứ 35, cho thấy sự tiến bộ trong hầu hết các chỉ số, trong đó có vốn nhân lực và nghiên cứu, hạ tầng, doanh nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao. Trong số các nước ASEAN, Việt Nam đứng đầu trong chi tiêu cho giáo dục thương hiệu.

Ở vùng Trung và Nam Á, Ấn Độ vượt ba bậc, xếp thứ 57 trên thế giới, vượt trội về đổi mới liên quan đến GDP trong 8 năm liên tục. Từ vị thứ 81 năm 2015 lên 57 năm 2018, Ấn Độ dẫn đầu về sự tiến bộ hàng đầu trong vùng. GII xây dựng hồ sơ của 126 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên các chỉ số dữ liệu, tổng hợp và câu hỏi khảo sát

TRẦN BÍCH

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close