SốngSống khỏe

Dạ dày trống rỗng khi ăn: Lợi hay hại?

Dạ dày cồn cào và chúng ta tìm kiếm cái gì đó để ăn là một phản xạ tự nhiên. Nhưng bạn có biết rằng trong khi dạ dày hoàn toàn trống rỗng là rất có hại?

 

Dạ dày trống rỗng khi ăn: Lợi hay hại?

Suy nghĩ lại về lần cuối cùng bạn thực sự đói, đến mức bạn phải nói: “Tôi đói đến nỗi có thể ăn cả một con ngựa!”. Khi đó, chúng ta có thể sa đà vào bất cứ loại thức ăn nào có được trong tầm tay.

Khi dạ dày của bạn trống rỗng, lượng đường trong máu giảm một cách nhanh chóng. Cơ thể muốn chăm sóc bản thân, nó tập trung vào việc ăn bất cứ loại thực phẩm nào có lượng calo cao có thể tìm thấy. Bạn đã bao giờ để ý thấy sự thèm muốn của bản thân đối với thức ăn vặt là khá cao khi đang đói cồn cào? Đó là lý do tại sao.

Dạ dày trống rỗng khi ăn: Lợi hay hại?

Với dạ dày rỗng, bạn có thể bắt đầu bữa ăn với tất cả các loại thực phẩm không lành mạnh

Khi đói, hầu như món ăn nào cũng đều có vẻ ngon. Nhưng ngay cả khi đã ăn xong, bạn vẫn có xu hướng cảm thấy cần phải tìm nhiều thức ăn hơn bởi vì bạn chưa cảm thấy hài lòng. Càng đói bạn càng khó khăn hơn để cưỡng lại các thực phẩm không lành mạnh như bánh mì kẹp thịt, pizza, kem, kẹo,…

+Dạ dày trống rỗng khi ăn: Lợi hay hại?

Một nghiên cứu về những người mua sắm tại cửa hàng tạp hóa khi đang đói, cho thấy họ có xu hướng mua nhiều thực phẩm không lành mạnh hơn. Mua sắm trong khi đói có thể dẫn đến các bữa ăn không lành mạnh cho những ngày còn lại trong tuần.

Aner Tal của Phòng thí nghiệm Thực phẩm và Nhãn hiệu thuộc Đại học Cornell cho biết, “Người đang đói có xu hướng nghĩ đến nhiều thực phẩm có hàm lượng calo cao, cung cấp nhiều năng lượng hơn, điều đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn thực phẩm họ mua cho một tuần. Những thực phẩm này có thể bao gồm thịt đỏ, bánh kẹo và đồ ăn vặt, trái ngược với thực phẩm ít calorie như ức gà, rau và trái cây”.

Nhiều báo cáo đưa ra kết luận tương tự, được tóm tắt bởi Samantha Heller, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng cao cấp tại NYO Langone Medican Center ở thành phố New York.

Khi cơ thể mất đi năng lượng, nó sẽ chuyển sang chế độ sống còn. Lúc đó phản ứng tự nhiên là tiếp cận các thực phẩm có hàm lượng calo cao để thay thế lượng calo bị mất và lưu trữ trong cơ thể cho những thời điểm đói bụng khác. Giống như ngủ đông, nhưng nó chỉ dẫn đến tăng cân và gây hại cho sức khoẻ.

Hãy chuẩn bị

Nếu biết bản thân có thói quen xấu là đợi đến phút cuối rồi mới ăn, bạn hãy bắt đầu bằng cách thưởng thức một bữa ăn nhẹ lành mạnh mọi lúc. Tại bàn làm việc, hãy cho một ít quả hạnh hoặc các đồ ăn nhẹ có hàm lượng protein cao vào ngăn kéo. Khi có một số thức ăn dự phòng trong tầm tay, bạn sẽ dễ dàng ăn uống tử tế, thậm chí khi không có nhiều thời gian.

Những đồ ăn nhẹ không nên dùng thay thế bữa ăn, nó chỉ là một cách để giải quyết cơn đói tạm thời cho đến khi bạn có thể ngồi xuống ăn một bữa ăn cân bằng và lành mạnh.

Ăn nhẹ

Vì vậy, lần tiếp theo khi soạn một danh sách đồ tạp hóa cần mua, bạn hãy nhớ bổ sung đồ ăn vặt lành mạnh, dễ dàng mang theo, cũng như thực phẩm lành mạnh có thể ăn vào các bữa chính sáng, trưa và tối. Không chỉ cảm thấy khỏe mạnh và ít căng thẳng hơn về việc tìm kiếm cái gì đó để ăn khi đói, mà bạn cũng hạnh phúc hơn nhiều với cách bạn đang đối xử với cơ thể.

(Theo Lifehack.vn)

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close