Góc nhìnQuản trị

Đây là 9 dấu hiệu của một vị sếp tồi!

Thử nghĩ xem, sếp bạn có bao nhiêu dấu hiệu dưới đây nhé.

Đây là 9 dấu hiệu của một vị sếp tồi!

Hỏi: Cần bao nhiêu ông sếp để có thể bắt vít được một chiếc bóng đèn?

Đáp: Một. Ông ta sẽ giữ chiếc bóng đèn và chờ vũ trụ quay tròn quanh ông ta.

Đoạn đối thoại ngắn gọn này phần nào khắc họa hài hước chân dung một vị sếp luôn xem mình là trung tâm vũ trụ. Ngoài ích kỷ, đây còn là một người khiếm nhã và thể hiện ngay cả ở những việc điều hành hàng ngày. Sau đây là những biểu hiện thường gặp.

Nghĩ rằng quy tắc, luật lệ dành cho ông ta phải khác. Chẳng hạn, chỗ đậu xe cho người tàn tật phải thực sự dành cho người tàn tật cộng với ông ta vì thời gian của ông ta vô cùng quý giá nên ông ta không thể đi bộ thêm 15m được.

Không hiểu sự khác biệt giữa một vị trí tạo nên một con người và một con người tạo nên một vị trí. Một vị phó chủ tịch mua lại một công ty truyền thông lớn là một hợp đồng lớn, nhưng quyền lực của ông ta và cả khả năng hành động như một người khiếm nhã sẽ biến mất nếu không có chức danh này. Người khiếm nhã thường không hiểu rằng vị trí hiện tại của họ chỉ có thể đem lại cho họ những đặc quyền tạm thời.

Đòi hỏi người quản lý.  Điều này có nghĩa tương đương với một người trợ lý riêng, một thư ký cuộc hẹn, một người chăm sóc quan hệ công chúng và lái xe riêng. Tất nhiên, nếu người khiếm nhã không có vị trí/tiền bạc/địa vị, ông ta có thể tự trả lời điện thoại, tự đặt các cuộc hẹn, tự làm việc với báo giới và tự lái xe.

Đòi hỏi hoàn thành những yêu cầu đặc biệt để có thể hạnh phúc/có hiệu quả/năng suất. Chẳng hạn, để thực hiện một buổi diễn thuyết, ông ta cần một nhãn hiệu nước suối đặc biệt từ miền nam nước Pháp. Hành động này được coi là yêu sách.

Quan hệ với mọi người vì những gì họ có thể làm cho ông ta. Nói cách khác, người “tốt” có thể làm rất nhiều việc cho ông ta. Người “xấu” cũng không phải là không có ích. Người xấu trở thành người tốt bằng cách thể hiện rằng anh ta có thể giúp sếp của bạn theo một vài cách nào đó.

Đánh giá người khác dựa trên thang giá trị của ông ta, chứ không phải thang giá trị của nhân viên hay xã hội. Người khiếm nhã cho rằng điều họ xem là quan trọng cũng là điều mà tất cả mọi người nên xem là quan trọng. Ví dụ, sếp có thể chỉ xem trọng những thành tích chuyên nghiệp và thành quả tài chính, vì thế người nào đó “chỉ là” người bố hoặc người mẹ với sự quan tâm dành hết cho gia đình là người có giá trị kém.

Đánh giá kết quả của nhân viên theo ý muốn cá nhân. Người khiếm nhã hiếm khi rút ngắn quá trình vì họ đánh giá ý định của họ (“Tôi định xem xét bản báo cáo hàng quý của anh/chị”) nhưng lại đánh giá nhân viên chỉ dựa trên kết quả (“Cậu không hoàn thành phần mềm đúng thời hạn”). Thay vào đó, người sếp nên đánh giá kết quả của chính mình, sau đó so với kết quả của nhân viên và không bao giờ được trộn lẫn kết quả với ý muốn cá nhân.

Yêu cầu bạn làm điều mà ông ta không làm. Đây là một bài kiểm tra có chủ đích. Sếp của bạn có yêu cầu bạn bay bằng vé thường còn ông ta bay bằng vé hạng nhất không? Ông ta có yêu cầu bạn làm việc vào cuối tuần trong khi ông ta đi chơi khúc côn cầu không? Tất nhiên việc sử dụng thời gian hiệu quả của sếp rất quan trọng (ví dụ như không cần phải tự mình gửi bưu kiện ở Federal Express), nhưng chẳng phải sếp bạn sẽ làm được điều gì đó có ích cho công ty hơn nếu ông ta làm điều mà ông ta yêu cầu bạn phải làm sao?

Gọi cho nhân viên vào bất cứ thời gian nào trong ngày. Việc gọi điện khẩn cấp khoảng một lần trong một năm thì có thể chấp nhận được nhưng nếu thường xuyên hơn thì sếp của bạn đúng là một kẻ khiếm nhã. Hạnh phúc của ông ta không phải là vấn đề thời gian 24/7 của bạn. Bạn có quyền được hưởng thời gian, không gian và cuộc sống của riêng bạn.

Thảo Nguyên

Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close