Cách sốngSống

Gửi các bạn trẻ: Đừng mặc cảm khi cầm tấm bằng đại học trung bình trên tay, “đường dài mới biết ngựa hay”!

Trong cuộc sống để thành công thì thứ quan trọng nhất phải là tư duy. Tiếp đến là kỹ năng và sau cùng mới là chuyên môn. Kiến thức trong sách giáo khoa ư? Nó chỉ giúp bạn lên lớp thôi, bất kể điểm bạn có cao hay thấp.

 

Gửi các bạn trẻ: Đừng mặc cảm khi cầm tấm bằng đại học trung bình trên tay, "đường dài mới biết ngựa hay"!

1. Đừng mặc cảm khi cầm tấm bằng trung bình

Đừng bao giờ mặc cảm khi cầm tấm bằng trung bình đi xin việc. Cho dù bạn tốt nghiệp và ra trường trong tình trạng “chả có gì trong đầu”.

Để tôi nói cho bạn biết một sự thật. Đó là hầu hết các công ty đều trong tình trạng thiếu nhân sự. Họ tỏ ra “chảnh” khi xét tuyển nhưng thực chất là đang vùi trong tuyệt vọng: “Thôi tuyển thì tuyển cho xong đi, mệt đầu lắm rồi!”. Đặc biệt ở công ty nhỏ, khi bạn thấy giám đốc và thêm một quản lý trực tiếp đứng ra phỏng vấn.

Lại có những công ty tìm kiếm ứng viên quanh năm suốt tháng. Thực chất họ làm vậy chỉ để hâm nóng tên tuổi công ty mà thôi. Họ không có ý định tuyển nhân viên, và nếu có thì phải là một người siêu phù hợp. Thế nên trượt phỏng vấn ở công ty này là tất yếu. Không việc gì phải lo lắng cả.

Để có được công việc đầu tiên, hãy cho họ thấy sự nhiệt huyết của mình. Nói rằng sẵn sàng nhận công việc với mức lương thấp để được training. Sau khi có kinh nghiệm và chuyên môn rồi, tấm bằng nhiều năm đánh đổi kia cũng chỉ là thứ bỏ đi.

2. Học = Nonstop

Gửi các bạn trẻ: Đừng mặc cảm khi cầm tấm bằng đại học trung bình trên tay, đường dài mới biết ngựa hay! - Ảnh 1.

Bạn đã bao giờ nghe nhạc ‘nonstop’ chưa? Trung bình 1 bài nhạc chỉ dài 3 đến 5 phút, nhưng 1 đĩa nhạc nonstop thì dài độ vài tiếng. Thế nên chúng mới có cái tên nonstop (không dừng lại).

Sinh viên ra trường có thói quen học cho qua môn là xong. Nhưng ra đời thì khác. Khi đi làm, chuyên môn và kỹ năng là hai yếu tố luôn phải được trau dồi và học hỏi. Nếu không nâng cao nhận thức và tư duy thì lạc hậu trong môi trường đầy rẫy cạnh tranh là điều tất yếu.

Nhiều người gọi tôi là thầy, chuyên gia, đàn anh hay gì gì đó. Nhưng thú thực với bạn, tôi chỉ là sinh viên, không hơn không kém. Tôi luôn xác định mình sẽ dành cả đời để học về chinh phục, về cuộc sống, hay tất cả những thứ mình theo đuổi. Nonstop!

3. Làm việc chung nhưng công việc của bạn phải khác biệt

Thông thường, một phòng ban sẽ có nhiều người cùng đảm nhiệm một loại hình công việc. Bạn, Tuấn. Dũng và Lâm là đồng cấp, cùng chung một nhiệm vụ. Trừ khi bạn là Đức, gã quản lý nhanh nhẹn kia thì mới được “vểnh râu” một mình một việc.

Công việc là công việc chung nhưng bạn phải luôn đem lại sự khác biệt trong công việc mình làm. Nếu muốn lương cao, nếu muốn được đề bạt, nếu muốn học hỏi nhiều hơn thì công việc của bản phải thực sự khác biệt.

Đa số người đi làm không nhận ra điều này. Bởi vì khi đã quen với công việc, đa số chỉ thích dễ dàng và tận hưởng vòng an toàn của mình.

Bạn thì khác, mục tiêu của bạn là thăng tiến. Không thể trung thành mãi với công việc mà 25 năm trước bạn đã thành thạo ở tuổi 50.

4. Quản lý tiền bạc thông minh hơn

Có nhiều người lương tháng vài chục triệu vẫn kêu hết tiền. Nhưng có những người lương tháng chỉ vài triệu vẫn có đồng ra đồng vào. Tất cả là do thói quen chi tiêu của mỗi người.

Nâng cấp cuộc sống là điều tất yếu nên việc quản lý tiền bạc lại càng khó khăn. Bạn phải bắt đầu dành thời gian để nghiên cứu nhiều hơn về thứ mà người ta gọi là “quản lý tiền bạc”.

5. Luôn nghĩ tới bước đi tiếp theo của mình

Muốn giỏi chinh phục, bạn phải đọc sách, phải học hỏi những người giỏi hơn mình. Muốn chạy xe phân khối lớn bạn phải cầm vô lăng, rồi bào đường để lấy kinh nghiệm. Muốn thăng tiến trong công việc ngoài trau dồi liên tục, bạn còn phải tư duy. OK, hướng đi tiếp theo của bạn là gì?

Khoảng năm 2008, tôi đã biết tới khái niệm ra ngoài làm chủ. Ngày ấy, tôi không quá quan tâm, hết thời sinh viên, tốt nghiệp ra trường thì cũng đi làm như bình thường. Nhưng càng ngày, bản thân càng mách bảo rằng mình phải tự tạo ra doanh nghiệp để phù hợp với năng lực và tính cách của mình.

Do đó, mặc dù có những lời mời thăng chức hay đề bạt hấp dẫn thì tôi cũng đều bỏ qua. Tôi biết một cách rõ ràng bước đi tiếp theo của mình là gì.

Giả dụ, nếu bước đi tiếp theo của bạn là trở thành quản lý. Bạn phải chuẩn bị cho công việc ấy. Chẳng hạn như đọc thêm sách, học thêm khóa học, trau dồi thêm kỹ năng về quản lí. Có như vậy, bước đi tiếp theo của bạn mới như ý được.

Còn lại, bạn sẽ dậm chân tại chỗ hết ngày này qua ngày khác, hết tháng này qua tháng khác. Tại sao tôi không phát triển? À đó chỉ bởi bạn không cho mình cơ hội phát triển mà thôi.

Gửi các bạn trẻ: Đừng mặc cảm khi cầm tấm bằng đại học trung bình trên tay, đường dài mới biết ngựa hay! - Ảnh 3.

Hy vọng với 5 bài học cho sinh viên mới ra trường, bạn sẽ có thêm một chút hành trang để tự tin hơn khi bước vào đời. Để tôi nhắc lại một lần nữa, khởi đầu của bạn có thể không tốt, bước đệm của bạn có thể không tới đâu. Nhưng miễn là đầu óc luôn tư duy và cố gắng học hỏi, ai sẽ biết là bạn bay cao tới đâu chứ?

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.

Lai H

Theo Trí Thức Trẻ/Chinhem.com

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close