Chính trườngNhân vật

GS John Quelch: “Lãnh đạo Việt Nam có tầm nhìn mới”

GS John Quelch – Phó Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Harvard nhấn mạnh: Việt Nam có bờ biển dài 3260km, vì vậy cần thu hút các chuyên gia am hiểu kinh tế biển có thể hỗ trợ Việt Nam phát triển. Cần tạo ra chiến lược biển tổng thế, tập hợp được nguồn lực để tạo sự kết nối đồng bộ giữa các bộ ban ngành trong lĩnh vực này.

Trên xe đưa ông về khách sạn, khi hỏi về cảm nhận của ông sau buổi gặp gỡ Chủ tịch nước, ông đã chia sẻ: “Đó thực sự là một buổi gặp đầy trí tuệ”.

Thoạt đầu ông có vẻ bối rối với thần thái nghiêm trang của vị Chủ tịch nước nhưng khi ông Trần Đại Quang bày tỏ sự trân trọng những sáng kiến của Diễn đàn toàn cầu Boston về hòa bình và an ninh trong đó GS John Quelch là người đồng sáng lập, thì buổi trò chuyện trở nên cởi mở hơn.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam hết sức coi trọng đóng góp trí tuệ của các trí thức, chuyên gia quốc tế, hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong buổi tiếp GS John Quelch. Ảnh: Lan Anh

Chủ tịch nước bày tỏ mong muốn Giáo sư John A. Quelch, với những kinh nghiệm quý báu của mình về xây dựng thương hiệu quốc gia, cùng với đội ngũ các chuyên gia, trí thức quốc tế khác, tiếp tục hỗ trợ Việt Nam quảng bá hình ảnh đất nước, cùng các chuyên gia Việt Nam tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, nghiên cứu, đề xuất sáng kiến trong các lĩnh vực liên quan đến phát triển bền vững và hội nhập kinh tế quốc tế.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng nhấn mạnh Việt Nam luôn có trách nhiệm và sẽ cố gắng đóng vai trò chủ động, tích cực hơn nữa trong việc bảo vệ chủ quyền, mong muốn chia sẻ hợp tác, góp phần gìn giữ hòa bình, an ninh trong khu vực và trên thế giới.

GS John Quelch đã có chuyến thăm Việt Nam vào ngày 26/07 vừa qua. Cuộc gặp gỡ với Chủ tịch nước Trần Đại Quang là cuộc gặp quan trọng nhất trong chuyến đi lần này của ông. Ngoài ra, ông còn có buổi gặp với Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng.

Trong cuộc trao đổi với ông Trịnh Đình Dũng, GS Quelch đề xuất những điểm Việt Nam cần tham khảo. Đó là tạo ra một môi trường an toàn, xây dựng các trường đại học, trung tâm nghiên cứu uy tín, chất lượng tốt, đặc biệt thế mạnh Việt Nam có bờ biển dài 3260km, vì vậy cần thu hút các chuyên gia am hiểu kinh tế biển có thể hỗ trợ Việt Nam phát triển. Giáo sư Quelch nhấn mạnh cần tạo ra chiến lược biển tổng thế, tập hợp được nguồn lực để tạo sự kết nối đồng bộ giữa các bộ ban ngành trong lĩnh vực này.

Phó Hiệu trưởng Trường kinh doanh Harvard cũng khẳng định không dễ để lặp lại bài học thành công của Hàn Quốc về sản xuất công nghiệp, do đó trong thế kỷ này Việt Nam nên đi thẳng vào kinh tế tri thức, tạo ra những đặc khu về kinh tế tri thức với chính sách ưu đãi đặc biệt. Chính sách ở khu vực này cần có sự tương thích với những nước kinh tế phát triển như Mỹ, Tây Âu.

Đặc biệt, Việt Nam cố gắng trở thành một quốc gia thu hút được nhiều nhân vật tinh hoa của thế giới đến sinh sống, học tập, làm việc và khiến họ cảm thấy an lành khi sống ở Việt Nam.

Tại buổi tiếp, Phó Thủ tướng đã chia sẻ mục tiêu Chính phủ Việt Nam đang hướng đến một chính phủ phục vụ và kiến tạo, nhường quyền quyết định và lựa chọn những ngành phát triển cho doanh nghiệp, cho người dân thay vì một chính phủ kiểm soát. Tập trung phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, đặc biệt hạ tầng giao thông đô thị từ đó tạo sự kết nối đồng bộ giao thông ở Việt Nam giữa đường bộ, đường sắt, hàng không, đường thủy và phát triển kinh tế biển. Phát triển kinh tế hàng hải, du lịch biển, hệ thống cảng biển, những khu kinh tế ven biển là những điểm đột phát để khai tác tiềm năng biển.

Theo Lan Anh

VietnamNet

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close