SốngSống khỏe

Hội chứng nguy hiểm khi bạn ngồi làm việc liên tục cả ngày

Hội chứng mông chết hay còn gọi là viêm gân cơ mông chủ yếu xảy ra khi bạn ngồi lì một chỗ, không vận động hoặc vận động quá ít trong ngày.

Chúng ta đều biết việc ngồi dài mỗi ngày không thể giúp sở hữu vóc dáng cũng như sức khỏe tuyệt vời. Từ trước đến nay đã có rất nhiều nghiên cứu cho thấy ngồi lâu một chỗ sẽ đẩy nhanh nguy cơ bị tim mạch, béo phì, tiểu đường, thậm chí là bệnh ung thư. Nhưng có một điều mà chúng ta vẫn chưa biết ngồi lâu còn có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm gân cơ mông hay còn gọi là hội chứng mông chết .

Ngồi lâu còn có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm gân cơ mông hay còn gọi là hội chứng mông chết.

Andrew Bang, một bác sĩ chỉnh hình tại Viện Sức khỏe của Bệnh viện Cleveland nói: “Tôi thấy thương tích tại tất cả các thời điểm ở nhiều mức độ khác nhau”.

Hội chứng mông chết phát triển khi cơ mông ngoài – một trong 3 cơ bắp chính vùng mông bị suy yếu. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu bạn dành quá nhiều thời gian ngồi trên ghế. Kristen Schuyten, một nhà trị liệu vật lý tại Michigan Medicine cho biết thêm: “Nó cũng có thể xảy ra ở những người vận động tích cực mỗi ngày nhưng lại không đụng chạm gì đến nhóm cơ này”.

Bình thường, cơ mông ngoài giúp ổn định xương chậu nên khi xảy ra hội chứng mông chết, bạn sẽ cảm thấy đau lưng và đau hông dữ dội cũng như các vấn đề đau nhức vùng đầu gối, mắt cá chân vì cơ thể đang cố bù lại sự mất cân bằng.

Khi xảy ra hội chứng mông chết, bạn sẽ cảm thấy đau lưng và đau hông dữ dội.

Hội chứng mông chết có liên quan đến sự ức chế lẫn nhau. Đó là quá trình mô tả mối quan hệ cho và lấy giữa các cơ ở hai bên khớp. “Nói chung, khi một cơ co bóp, tín hiệu thần kinh sẽ được gửi đến cơ bắp đối lập của nó để thư giãn”, Bang nói.

Khi bạn dành hàng giờ để ngồi lì trên ghế, nhóm cơ hông nằm sát xương chậu sẽ co lại trong khi cơ mông ngoài sẽ được nghỉ ngơi. Tình trạng này càng kéo dài, cơ mông ngoài càng trở nên yếu đi. Bên cạnh đó, sự mất cân bằng cơ có thể xảy ra ở những người tích cực hoạt động như những người thường xuyên tập các bài tập squat hoặc cơ đùi sau rất mạnh. Bang khẳng định ngay cả đối với vận động viên chạy marathon vẫn có thể xảy ra hội chứng mông chết.

Sự mất cân bằng cơ có thể xảy ra ở những người tích cực hoạt động như những người thường xuyên tập các bài tập squat hoặc cơ đùi sau rất mạnh.

Làm thế nào để phát hiện mình bị hội chứng mông chết?

Bạn làm bài kiểm tra Trendelenburg, một bài kiểm tra thể chất, theo đó một người nâng một chân lên trước mặt khi đang đứng. “Nếu nếp mông bên chân co thấp hơn nếp mông đối diện thì chứng tỏ cơ mông ngoài ở bên chân co bị yếu”, Bang nói.

Chưa hết, đường cong ở lưng cũng có thể là dấu hiệu chẩn đoán hội chứng mông chết. Trong khi cột sống vùng thắt lưng thường cong chữ S tự nhiên thì độ cong quá lớn có thể là dấu hiệu cho thấy cơ hông thắt chặt, co kéo cột sống.

Biện pháp phòng chống hội chứng mông chết

Thường xuyên nghỉ ngơi, đứng dậy đi lại trong quá trình làm việc. Hãy đứng lên và đi bộ vòng quanh hoặc có thể thực hiện một số động tác kéo giãn cơ thể ngay nơi làm việc. Schuyten khuyên bạn nên đặt nhắc nhở hàng giờ trên điện thoại của bạn, để nhắc bạn vận động theo những khoảng thời gian đều đặn.

Và khi bạn tập luyện, đừng quên đặt chân lên ghế hoặc điều chỉnh chiều cao của ghế sao cho mũi ngón chân cái phải chạm sàn. Bên cạnh việc hỗ trợ đắc lực của những chiếc ghế ngồi, hãy thêm một số thói quen vận động mỗi ngày như leo cầu thang , sử dụng một quả bóng làm vật dụng tập luyện… Thường xuyên đứng lên, tận dụng tối đa thời gian đứng làm việc, đứng đợi đồ ăn, thức uống thay vì ngồi xuống ghế đợi… “Dù bạn làm gì cũng đừng để cơ thể thường xuyên trong một hoạt động lặp lại để ngăn chặn hội chứng mông chết”, chuyên gia khuyến cáo.

TIỂU NGUYỄN/Trí Thức Trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close