Cách sốngSống

Jack Ma: “Hôn nhân không phải để tích luỹ của cải, không phải để mua nhà, mua xe mà là để có con!”

“KPI đầu tiên của hôn nhân, chỉ số đầu tiên phải có kết quả, phải có sản phẩm, chính là sinh con”, tỷ phú Jack Ma kiên quyết!

 

Jack Ma: "Hôn nhân không phải để tích luỹ của cải, không phải để mua nhà, mua xe mà là để có con!"

Đó là phát biểu của Jack Ma trong lễ cưới tập thể của hơn 100 nhân viên tại trụ sở chính ở Hàng Châu vào ngày 10/5 vừa qua.

Cụ thể hơn cho quan điểm này, Jack Ma bày tỏ: “KPI đầu tiên của hôn nhân, chỉ số đầu tiên phải có kết quả, phải có sản phẩm, chính là sinh con”. Việc có con chính là một khoản đầu tư tốt, mang lại nhiều lợi ích hơn nhiều so với việc mua nhà hiện nay.

“Hôn nhân không phải để mua nhà, không phải để mua xe mà là để có con, để tận hưởng một cuộc sống hạnh phúc bên nhau. Đứa trẻ là vô giá. Luôn phải nhớ rằng mọi thứ có thể là của người khác và tất cả có thể là giả. Chỉ có đứa con là chân thật. Phải có thêm con”.

Ngoài đưa KPI cho nhân viên phải sinh thêm con, ông cũng đưa ra khái niệm 669 trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình. Con số này đề cập đến “chuyện chăn gối” 6 lần trong 6 ngày/tuần và kéo dài càng lâu càng tốt (số 9 đại diện của cuộc sống lâu dài của người Trung Quốc).

Jack Ma: Hôn nhân không phải để tích luỹ của cải, không phải để mua nhà, mua xe mà là để có con! - Ảnh 1.

Hình ảnh tỷ phú Jack Ma trong buổi hôn lễ tập thể của nhân viên tại Hàng Châu

Được biết, quan niệm này của tỷ phú bắt đầu từ thực trạng những cặp vợ chồng trẻ lười sinh con ở Trung Quốc. Được biết, 3 năm trước, chính phủ Trung quốc đã nới lỏng chính sách một con gây tranh cãi đã được thực hiện trong 4 thập kỷ qua, vốn quy định các cặp vợ chồng chỉ được phép có một đứa con duy nhất.

Theo nghiên cứu năm 2017, hơn 50% gia đình ở nước này không có ý định sinh con thứ hai và chi phí để nuôi một đứa trẻ là một trong những lý do chính quyết định đến việc này.

Năm 2018, tại Trung Quốc có 15 triệu trẻ được sinh ra – đánh dấu tỷ lệ sinh thấp nhất kể từ năm 1961. Con số này đáng báo động!

Bắc Kinh dã có những chính sách nới lỏng việc sinh con nhưng không mang lại kết quả ngay lập tức. Nhiều cặp vợ chồng nước này thậm chí đã chọn không sinh con do những lo ngại giá nhà đất tăng và đầu tư giáo dục. Việc sở hữu một căn hộ thường được xem là điều kiện tiên quyết để đi đến kết hôn. Tại Hàng Châu, sân nhà của Alibaba, giá trung bình cho một căn hộ hai phòng ngủ là 500.000 đôla (11,6 tỷ đồng). Dân số già đang là thách thức với kinh tế Trung Quốc cũng như Alibaba, bởi cả hai đều phụ thuộc nhiều vào việc tiêu dùng.

Jack Ma: Hôn nhân không phải để tích luỹ của cải, không phải để mua nhà, mua xe mà là để có con! - Ảnh 2.

Jack Ma nổi tiếng là người có những quan điểm sắc bén thuộc vào hàng “quái kiệt”

Các nhà chức trách tại Trung Quốc cũng cung cấp các khoản trợ cấp cho những cha mẹ có con thứ hai, ví dụ như hỗ trợ tài chính cho sữa bột trẻ em, và thời gian nghỉ thai sản đã được gia hạn. Ở tỉnh Hồ Bắc, một thành phố đang cung cấp dịch vụ sinh con miễn phí cho phụ nữ sinh con thứ hai, trong khi một thành phố khác trao 179 USD (1.200 NDT) cho những ai sinh con. Thế những những chính sách này vẫn không mấy hiệu quả vì quyết định sinh bao nhiêu con nằm ở mỗi phụ nữ, mỗi gia đình.

Quan điểm kết hôn nhân nhất định phải có con của Jack Ma tiếp tục gây ra làn sóng tranh cãi trên Weibo và Twitter Trung Quốc. Một bộ phận cho rằng hôn nhân không nhất thiết phải có con.

Trước đó, cách đây không lâu, tỷ phú giàu nhất Trung Quốc này cũng gây ra làn sóng phản đối khi ủng hộ văn hoá làm việc 996, nghĩa là làm việc từ 9 giờ sáng đến 9 giờ tối trong sáu ngày/ tuần. Những ý kiến phản đối cho rằng lịch làm việc như vậy là quá dày đặc, là làm để chết chứ không phải làm để kiếm sống.

PV

Theo Trí Thức Trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close