CEO Thế giớiNhân vật
Tesla từ bờ vực phá sản thành ‘ông trùm’ năng lượng sạch của nước Mỹ, Elon Musk đã làm như thế nào?
Có thể bạn chưa nhận ra, Tesla Motors của Elon Musk mới đây vừa chính thức đổi tên thành Tesla Inc.
Trong những năm gần đây, Tesla đã vượt lên nhờ khai thác tối đa vào lĩnh vực xe điện còn khá mới mẻ, cùng với đó là các nghiên cứu về năng lượng dự trữ.
Thế nhưng ít ai biết được, hành trình của Tesla đến vị trí ngày hôm nay là một chặng đường cực kì chông gai và tưởng chừng có lúc họ tiến đến bờ vực phá sản.
Tháng 7 năm 2003: Tesla Motors được thành lập bởi một nhóm kỹ sư của thung lũng Silicon
Cái tên Tesla được hai kỹ sư Martin Eberhard và Marc Tarpenning đặt theo nhà vật lý học nổi tiếng của Nikola Tesla cùng một số đồng sáng lập nổi tiếng khác như JB Straubel, Ian Wright và Elon Musk.
Tháng 8 năm 2006, Elon Musk tiết lộ dự án Tesla Master.
Trong năm 2006, Elon Musk đăng tải trên blog một bài viết có tựa đề “Bí mật của dự án Tesla Master”. Trong đó, ông nêu rõ nhiệm vụ của Tesla là bàn đạp để tiến tới một nền kinh tế hoàn toàn sử dụng năng lượng sạch.
“Một số độc giả có thể chưa thấy được chúng tôi đang có kế hoạch dài hạn hơn khi đang hướng đến các mục tiêu lớn hơn. Mục đích của Tesla Motors và cũng là lý do tôi đang tài trợ công ty là để giúp thúc đẩy nhanh việc chuyển đổi một nền kinh tế chất đốt hướng tới một nền kinh tế hoàn toàn sử dụng điện mặt trời điện. Điều mà tôi tin sẽ là giải pháp bền vững nhất cho nhân loại”, theo blog của Musk.
Tháng 10 năm 2008, Tesla hoãn kế hoạch ra mắt Model S và Elon Musk nhậm chức CEO.
Nguyên do là vì cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên Tesla quyết định không ra mắt Model S.
“Hệ thống tài chính toàn cầu đang trải qua cuộc khủng hoảng tồi tệ và các hiệu ứng chỉ là khởi đầu cho chuỗi ngày khó khăn của mọi khía cạnh kinh tế. Dù không phải doanh nghiệp nào cũng bị ảnh hưởng, nhưng đối với chúng tôi, đó là 1 lựa chọn nên làm”, Musk phát biểu.
Tháng 11 năm 2008, khó khăn chồng chất, Tesla suýt vỡ nợ.
Trước đó, tình hình tài chính của công ty đang ở mức cực kì đáng báo động, Tesla trên bờ vực phá sản.
Để giúp khôi phục Tesla, Ban Giám đốc quyết dịnh phê duyệt 40 triệu USD trong chuyển đổi nợ tài chính. Tuy nhiên, trong khi Hội đồng quản trị chấp thuận hợp đồng, các tài liệu tài trợ lại vướng phải các cam kết kéo dài tới tận tháng 12 năm 2009. Elon Musk như “ngồi trên đống lửa”.
May mắn sau đó họ tìm được khoản tài trợ khác vào thời điểm Giáng sinh và thoát cảnh phá sản.
Tesla trở lại và cho ra mắt sản phẩm xe điện Model S đầu tiên vào tháng 3 năm 2009.
Elon Musk tự tin giới thiệu chiếc Sedan chạy điện đầu tiên, Model S tại trụ sở Space X, Hawthorne, California . Chiếc Model S của Tesla có thể chạy quãng đường hơn 480 km với mỗi lần sạc và tăng tốc từ 0 đến 90 km chỉ trong 5,5 giây.
Đến tháng 6 năm 2010, Tesla lên “kệ” NASDAQ với tỉ giá 17 USD/cổ phiếu.
Tesla chính thức giao hàng Model S kể từ 22 tháng 6 năm 2012.
Năm 2014 đánh dấu cột mốc quan trọng khi Tesla quyết định hợp tác sản xuất các linh kiện xe.
Musk tiếp tục có những định hướng chính xác khi cho phép các công ty ngoài sử dụng bằng sáng chế của Tesla với các linh kiện xe chạy điện của mình.
“Tesla Motors được thành lập để thúc đẩy sự ra đời của giao thông vận tải bền vững. Nếu chúng tôi cho phép các công ty khác sử dụng những bằng sáng chế quan trọng này sẽ giúp cả thế giới bị thu hút bởi xe điện”, Musk trình bày trong blog.
Cơ sở khai thác điện mặt trời khổng lồ của Tesla được đặt ở Nevada
Tesla đã xây dựng nhà máy pin khổng lồ có tên Gigafactory ở Nevada, Mỹ. Nhà máy pin có diện tích ban đầu là hơn 4000m2 nhưng sau đó đã được mở rộng ra hơn 7500m2.
Sau khi nhà máy đi vào hoạt động năm 2020, Tesla ước tính sẽ giảm giá pin cho các loại xe của mình tới 30%. Qua đó giảm giá chiếc Model 3 xuống còn 35.000 USD.
Tháng 9 năm 2014, Tesla Motors ra mắt chế độ tự lái cho các dòng xe của mình với tên gọi Autopilot.
Tại một sự kiện công ty trong tháng 10, Musk đã tiết lộ một tùy chọn mới cho mô hình S và tuyên bố rằng tất cả các xe Tesla sản xuất đầu năm 2014 sẽ được cài phần cứng lái tự động.
Hệ thống gồm: một radar nhìn về phía trước, một máy ảnh cảm biến hình ảnh, và cảm biến sonar cho hệ thống chế độ xem 360 độ xung quanh xe. Cho phép một số tính năng tự động như hỗ trợ, giữ vô lăng và phanh khẩn cấp.
Sau đó đúng 1 năm, hệ thống Autopilot chính thức được sử dụng.
Đó là phiên bản 7.0 của phần mềm. Các tính năng ban đầu chỉ cho phép xe chuyển về chế độ tự lái trong những điều kiện nhất định.
Mãi đến tháng 1 năm 2016, công ty mới cập nhật phiên bản 7.1 với nhiều tính năng hơn bao gồm cả khả năng tự động đậu xe.
Tháng 5 năm 2016 ghi nhận 1 scandal lớn với Tesla, khi chế độ tự lái của chiếc Model S bị nghi ngờ gây tai nạn.
Tháng 9 năm 2016, Tesla mua lại SolarCity với giá 2,6 tỉ USD.
Liên tiếp là những kế hoạch “khủng” của Elon Musk, ông tiết lộ Master Plan thứ 2.
Phần 2 của Master Plan bao gồm 4 nhiệm vụ chính:
1. Phát triển mái nhà năng lượng mặt trời bảo đảm cả mẫu mã và chất lượng, kết hợp với viên pin lưu trữ mà Tesla đã sáng chế thành công.
2. Sản xuất thêm xe giá rẻ.
3. Nâng cao công nghệ tự lái xe gấp 10 lần.
4. Phát triển thêm một ứng dụng chia sẻ xe (tương tự Uber) để kiếm tiền từ việc cho thuê xe tự lái.
Qua năm 2017, Tesla đón nhận nhiều tin vui khi cảnh sát đã kết luận: chế độ tự lái của chiếc Model S gây tai nạn hoàn toàn “vô can”.
Tháng 2 năm 2017, Tesla Motors đổi tên thành Tesla Inc.
Theo Trí Thức Trẻ