Tài chính - Ngân hàngThị trường

Thị trường công nghệ tài chính Việt Nam sẽ đạt gần 8 tỷ USD vào năm 2020

“Trong 10 năm tới, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia đi đầu về việc phát triển các giải pháp của ngành công nghệ tài chính trong khu vực”, chuyên gia Michael Sieburg của Solidiance nhận định.

 

Thị trường công nghệ tài chính Việt Nam sẽ đạt gần 8 tỷ USD vào năm 2020

Số liệu của PricewaterhouseCoopers (PwC), mảng khởi nghiệp ngành fintech (công nghệ tài chính) đã thu hút được hơn 40 tỷ USD trong 4 năm qua. Thậm chí chính bản thân PwC cũng đang chuẩn bị hợp tác với một hãng điện tử tài chính.

Theo báo cáo của PwC, ngành công nghệ tài chính ở châu Á Thái Bình Dương trong khoảng tháng 1/2016-2/2017 đã chứng kiến gần 15 tỷ USD đầu tư cho các startup, đặc biệt thị trường Việt Nam thu hút được sự chú ý rất lớn từ các quỹ đầu tư trên thế giới.

Đồng quan điểm trên, báo cáo của Solidiance cho thấy thị trường công nghệ tài chính Việt Nam đã đạt 4,4 tỷ USD năm 2017 và sẽ lên mức 7,8 tỷ USD vào năm 2020. Cũng theo hãng tư vấn này, tốc độ phổ biến Internet ở Việt Nam đã đạt 52% dân số năm 2016, số người sử dụng smartphone chiếm 72% ở thành thị và 53% ở nông thôn.

Thị trường công nghệ tài chính Việt Nam sẽ đạt gần 8 tỷ USD vào năm 2020 - Ảnh 1.

Tốc độ phủ sóng Internet và tỷ lệ dùng smartphone ở thành thị (% dân số) tại Việt Nam

Đây là tốc độ phủ sóng điện thoại nhanh nhất ở Đông Nam Á. Đó là chưa kể việc Việt Nam đang phổ cập mang 4G, hạ giá thành điện thoại cũng như dịch vụ viễn thông rẻ, qua đó thúc đẩy thị trường công nghệ tài chính thời gian tới.

Chính phủ Việt Nam cũng nhận thức được tầm quan trọng của mảng này khi thành lập Ban chỉ đạo công nghệ tài chính (FSC) cũng như nhiều chính sách khác nhằm thúc đẩy nền kinh tế khoa học kỹ thuật cao. Mục tiêu của chính phủ là giảm thanh toán tiền mặt trên tất cả các lĩnh vực xuống dưới 10% từ nay cho đến năm 2020.

Thị trường đầy tiềm năng

Thị trường Việt Nam hiện vẫn lạc hậu hơn so với các nước láng giềng khi nói đến ngành công nghệ tài chính, nhưng điều này đồng nghĩa với tiềm năng lớn khi còn một lượng lớn khách hàng ở các vùng nông thôn. Hiểu được điều này, chính phủ Việt Nam đã đặt ra mục tiêu giúp 70% dân số có tài khoản ngân hàng vào năm 2020.

Thị trường công nghệ tài chính Việt Nam sẽ đạt gần 8 tỷ USD vào năm 2020 - Ảnh 2.

Tỷ lệ dân số có (xám) và không có tài khoản ngân hàng (xanh) ở Việt Nam

Theo tạp chí Forbes, nếu thành công thì điều này sẽ thúc đẩy thị trường công nghệ tài chính bởi nhiều startup đã xây dựng được các giải pháp và dịch vụ cho mảng tài chính ngân hàng, ví điện tử hay thanh toán trực tuyến hữu hiệu.

Hiện tại, thị phần dịch vụ thanh toán trực tuyến chiếm đến 89% mảng công nghệ tài chính nhưng Solidiance dự báo mảng tài chính trực tuyến cá nhân và doanh nghiệp sẽ tăng tương ứng lên 31,2% và 35,9% vào năm 2025.

Thị trường công nghệ tài chính Việt Nam sẽ đạt gần 8 tỷ USD vào năm 2020 - Ảnh 3.

Thanh toán trực tuyến bẫn chiếm 89% tốc độ tăng trưởng của công nghệ tài chính hiện nay

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, vào khoảng 6,4% trong thập niên 2000, Việt Nam đang có một lượng lớn tầng lớp trung lưu có nhu cầu thanh toán nhanh chóng, điều mà tiền mặt khó thực hiện được.

Bên cạnh đó, sự dịch chuyển của các dòng kiều hối tại Việt Nam cũng thúc đẩy một phương thức thanh toán nhanh chóng hơn so với việc chuyển khoản ngân hàng tốn quá nhiều thời gian. Tốc độ tăng trưởng lũy kế hàng năm của các dòng kiều hối này đạt 16% trong khoảng 2010-2015, lên mức 5,5 tỷ USD thực sự sẽ khiến các nhà đầu tư động tâm cho mảng công nghệ tài chính.

Không chỉ mảng tài chính cá nhân, các doanh nghiệp ở Việt Nam cũng có nhu cầu với công nghệ tài chính. Khoảng 90% doanh nghiệp Việt Nam có tốc độ tăng trưởng trên 10% năm 2015 là công ty vừa và nhỏ, những thành phần này gặp khá nhiều khó khăn khi muốn vay vốn. Khảo sát của CIEM tại Hà Nội cho thấy gần 70% doanh nghiệp vừa và nhỏ tại đây gặp khó khăn để tiếp cận nguồn vốn vay.

Hơn nữa, hàng loạt những Startup được thành lập cũng thúc đẩy nhu cầu vay vốn. Trong 4 tháng đầu năm 2017, khoảng 39.580 startup đã khởi nghiệp, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2016.

Dẫu vậy, Việt Nam vẫn còn rất nhiều điều phải làm. Tính đến năm 2014, số liệu của Ngân hàng World Bank cho thấy chỉ 31% số người lớn ở Việt Nam sử dụng chuyển khoản ngân hàng. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chi phí dịch vụ cao, cần quá nhiều giấy tờ thủ tục, dịch vụ thanh toán chưa thân thiện với người tiêu dùng và đặc biệt là các nhà đầu tư chưa hứng thú với thị trường này.

Thị trường công nghệ tài chính Việt Nam sẽ đạt gần 8 tỷ USD vào năm 2020 - Ảnh 4.

Tốc độ phổ cập ngân hàng của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều nước láng giềng

Bất chấp điều đó, việc Việt Nam có 84% số người sử dụng điện thoại là dùng smartphone đang thu hút ngày càng nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Thêm vào đó, việc ít sử dụng tài khoản ngân hàng lại đang thúc đẩy sự phát triển của hệ thống ví điện tử. Tính đến giữa năm 2017, số khách hàng sử dụng loại hình dịch vụ này đã đạt 10 triệu người.

Hiện nay Việt Nam có khoảng 35,4 triệu người mua sắm trực tuyến và ước tính con số này có thể đạt 42 triệu người, tương đương 42,5% dân số vào năm 2021. Hãng Solidiance cũng dự đoán thanh toán điện tử sẽ thay thế hoàn toàn tiền mặt trong các giao dịch trực tuyến này.

“Trong 10 năm tới, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia đi đầu về việc phát triển các giải pháp của ngành công nghệ tài chính trong khu vực”, chuyên gia Michael Sieburg của Solidiance nhận định.

Thị trường công nghệ tài chính Việt Nam sẽ đạt gần 8 tỷ USD vào năm 2020 - Ảnh 5.

Số khách hàng thương mại điện tử ở Việt Nam (triệu người)

BT

Theo Thời Đại

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close