Thương hiệu
Thương hiệu quốc tế của hai gia đình
Cho tới nay hai thương hiệu Boh và R.S của Malaysia đã có mặt khắp nơi trên thế giới, từ quê hương Mum bay tới các nước Đông Nam Á, sang cả Machester, Anh Quốc.
Bí quyết thành đạt
Cả Boh và Royal Selangor đều cho rằng: sự trởng thành của các sản phẩm của họ đều dựa trên việc định hướng quảng bá thương hiệu. “Chúng tôi đều nhận ra rằng sự thực là chúng tôi đang bán thương hiệu của mình. Để một thương hiệu có một chỗ đứng và phát triển trên thị trờng thì điều cốt lõi lại vẫn là chất lượng” – bà Caroline Russel – Giám đốc điều hành của Boh đã nói vậy. Boh cho biết công ty đang tăng cường quảng cáo với mục đích xây dựng một ấn tượng về Boh dù là rất nhỏ trong lòng người tiêu dùng. Qua việc phát triển và cũng chính nhờ các nguồn vốn của các đối tác Boh lại có điều kiện quốc tế hoá sản phẩm và mở rộng sản xuất. Tính đến nay Boh đã làm chủ 60% diện tích chè ở Malaysia và kiểm soát hơn một nửa thị trường chè trong nước.
Cùng với kế sách như Boh, Royal Selangor nay đã trở thành một xí nghiệp chạm bạc lớn nhất thế giới. Năm 2000 vừa qua R.S đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang 25 nớc. Doanh thu từ các thị trường ngoài nước chiếm tới 55%, tăng gấp nhiều lần so với con số 2% hồi năm 1972.
Hiện nay R.S có hơn 70 chi nhánh giới thiệu sản phẩm quốc tế và hàng chạm của vàng bạc. Mặc dù nền kinh tế Malaysia bị suy giảm nặng nề sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, nhng năm 1999 R.S vẫn đợc bầu chọn là thương hiệu thượng hạng trong khu vực và là thơng hiệu đợc nhiều người biết đến nhất ở Malaysia. R.S còn cho biết công ty tiếp tục nghiên cứu xu hớng thị trường, đổi mới mẫu mã sản phẩm. Theo báo cáo chính thức lợi nhuận ròng năm 2000 của Công ty đạt 9,6 triệu ringgit (khoảng 2,5 triệu USD)
Theo một báo cáo điều tra của Hiệp hội Nhãn mác Malaysia thì chỉ tính trong 10 năm trở lại đây thương hiệu đã đóng góp tới 25% cho giá trị cổ phiếu của Boh và Royal Selangor.
Thách thúc của mô hình gia đình
Mặc dù đã thành công ngoài sức tưởng tượng, trở thành thơng hiệu quốc tế các xưởng thủ công, song Boh và R.S đều nhận thấy cái thế chưa thực vững chắc của mình. Boh cho biết việc quảng cáo đã giúp Công ty rộng thị trường thúc đẩy bán sản phẩm. Nhng công ty cha thể so sánh với các “đại thụ” như chè Lipton nổi tiếng của Unilever. Để giành vị thế xứng đáng trớc các đối thủ quốc tế Boh cần phải huy động một nguồn lực tài chính khổng lồ. Tuy nhiên mô hình gia đình sở hữu lại đang cản trở việc phát mãi cổ phiếu của Công ty. Vì vai trò gia đình, vị trí của Boh sẽ tỷ lệ nghịch với tỷ lệ đóng góp của các nhà đầu tư.
Chính vì thế cho tới nay cả Boh và R.S đều cha có ý định thu hút đầu tư qua việc bán ra cổ phiếu. Cả Boh và R.S đều cho rằng mô hình quản lý gia đình là tiền đề cho sự thành công trong tương lai. Tuy vậy, theo giới phân tích nếu như không đổi mới cách quản lý thì rất có thể sự thành công hôm nay của Boh và R.Lại lại là nguyên nhân thất bại cho họ trong vòng xoáy của xu thế quốc tế hội nhập và họp tác.