Kinh doanh quốc tếThế giới

Trung Quốc – Mỹ: Chiến tranh thương mại thật hay chỉ là “đòn gió”?

Các chính sách thuế quan công bố trong tuần này chỉ được coi như cú “kì kèo” trong các vòng đàm phán lớn hơn giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề thương mại.

Trung Quốc – Mỹ: Chiến tranh thương mại thật hay chỉ là “đòn gió”?

Ảnh: LRFQ

Khi mà căng thẳng kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc dâng cao, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đặt người tiêu dùng Mỹ lên vị trí ưu tiên hơn. Chính quyền của ông không đánh thuế đối với hàng hóa thiết yếu như giầy dép hay quần áo, điện thoại thông minh cũng gần như bị loại bỏ khỏi danh sách tính thuế 25%.

Bằng việc bảo vệ người tiêu dùng, Tổng thống Trump đã làm khó các nhà sản xuất Mỹ. Nếu các biện pháp này vẫn được duy trì cùng lúc đó Trung Quốc áp dụng biện pháp trả đũa, nó sẽ khiến ngành sản xuất Mỹ mất đà tăng trưởng ở thời điểm mà ngành mới chỉ bắt đầu hồi phục.

“Nếu bạn muốn né tránh người tiêu dùng để bạn không bị hứng chịu những ý kiến phản đối chính sách thuế của bạn thì ngành sản xuất sẽ lên tiếng”, theo nhận định của bà Monica de Bolle, chuyên gia kinh tế tại viện Peterson. Bà Monica de Bolle nhấn mạnh điều nực cười ở đây chính là việc sản xuất không hề tồn tại riêng lẻ mà có sự kết nối toàn cầu. Ngành sản xuất lấy nguồn linh kiện và phụ tùng từ khắp nơi trên thế giới.

Chuỗi cung ứng kết nối trực tiếp giữa hai quốc gia và tương tác hai phía. Các doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất phụ tùng cho máy bay Boeing 737 thế hệ tiếp theo. General Motors sản xuất xe đa dụng thể thao tại tỉnh Sơn Đông và sau đó bán cho người tiêu dùng Mỹ. Công nhân ngành xây dựng ở Denver, Mỹ sử dụng vật liệu xây dựng được sản xuất ở Trung Quốc.

Chiến lược “Nước Mỹ là số 1” chính là đưa mọi khâu của chuỗi cung ứng về nội địa nước Mỹ. Các chính sách thuế quan công bố trong tuần này chỉ được coi như cú “kì kèo” trong các vòng đàm phán lớn hơn giữa Mỹ và Trung Quốc về vấn đề thương mại.

“Chính quyền đang cố gắng buộc những công ty sản xuất thành phẩm cuối cùng sử dụng thêm nhiều nguyên vật liệu Mỹ bằng cách khiến cho nguyên vật liệu nhập khẩu từ Trung Quốc trở nên đắt đỏ hơn”, theo chuyên gia thương mại tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS).

Đại diện thương mại Mỹ, ông Robert Lighthizer, chỉ ra chính quyền Mỹ đã cẩn thận che giấu các mức thuế quan bằng cách sử dụng thuật toán giúp gây ra tối đa tác động lên Trung Quốc nhưng cùng lúc giảm thiểu ảnh hưởng đối với người tiêu dùng Mỹ.

Kết quả, Mỹ công bố đánh thuế đối với 1.300 mặt hàng từ Trung Quốc, phần lớn trong số đó là những sản phẩm không ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền người tiêu dùng. Mặt hàng bị đánh thuế có thể kể đến robot công nghiệp, hóa phẩm, thiết bị y tế, máy móc công nghiệp…

Trong năm qua, nhóm những ngành này luôn có đóng góp quan trọng cho nền kinh tế. Ngành tuyển dụng thêm 224 nghìn việc làm, tăng trưởng việc làm như vậy cao nhất tính từ khi suy thoái kinh tế Mỹ kết thúc gần 9 năm trước.

Tăng trưởng việc làm tại Mỹ gần đây tập trung chủ yếu vào những ngành có thể bị ảnh hưởng bởi thuế của Mỹ áp với Trung Quốc, hoặc thuế của Trung Quốc áp với Mỹ hoặc cả hai.

Trong một số trường hợp, các chính sách thuế thường muốn phát đi thông điệp nhiều hơn là để gây ra tác động thật sự. Chính phủ Mỹ cho biết họ sẽ áp thuế đối với phụ tùng máy bay – một ngành quan trọng của nước Mỹ, thế nhưng ngành này không hề có đối thủ cạnh tranh trực tiếp từ Trung Quốc.

Trung Quốc khẳng định sẽ đánh thuế đối với xe ô tô và xe đa dụng thể thao, tuy nhiên, các biện pháp này thực ra sẽ không gây tác động tiêu cực nhiều như tuyên bố.

TRUNG MẾN

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close