Cách sốngSống

Trước khi rời Nhà Trắng, ông Obama đã kịp để lại một món quà vô giá cho doanh nhân toàn thế giới

Trước khi rời Nhà Trắng, ông Obama đã kịp để Cục di trú công bố chính thức những điều chỉnh về chính sách nhập cư cho doanh nhân nước ngoài vào Mỹ.

Trước khi rời Nhà Trắng, ông Obama đã kịp để lại một món quà vô giá cho doanh nhân toàn thế giới

Năm 2014, khi Quốc hội Mỹ không thông qua đề án tái thiết chương trình nhập cư, Cựu Tổng thống Obama đã cam kết sẽ làm mọi việc có thể, đơn giản hóa luật pháp mà ưu tiên là chương trình nhập cư nhằm giúp các doanh nhân nước ngoài dễ dàng hơn khi tới Mỹ lập nghiệp.

Và ngay trước khi từ biệt Nhà Trắng, ông Obama đã gần như giữ được lời hứa của mình. Theo đó, Cục di trú Mỹ (USCIS) đã công bố điều chỉnh cuối cùng liên quan tới việc mở rộng quyền của chính phủ trong việc quản lý chính sách nhập cư cho doanh nhân nước ngoài – những người có thể chứng minh họ sẽ mang lại những lợi ích cho cộng đồng, có ý nghĩa cho nước Mỹ như tốc độ tăng trưởng kinh tế hay tạo ra việc làm. Chương trình nhập cư mới này gọi là International Entreporenerur Rule sẽ có hiệu lực vào ngày 16/6/2017.

Động thái này là nhằm chào đón các doanh nhân nước ngoài – những người vốn có rất ít lựa chọn trong số các loại visa hiện tại của Mỹ và không có visa dành riêng cho startup.

Những đối tượng được áp dụng loại visa này phải là doanh nhân sở hữu ít nhất 10% vốn của một startup, có thể phát triển doanh nghiệp và chứng minh doanh nghiệp này có tiềm năng tăng trưởng ổn định với tốc độ nhanh và tạo ra việc làm. Họ có thể chứng minh điều này bằng những chi tiết dưới đây:

– Chứng nhận được đầu tư ít nhất 250.000 USD từ các nhà đầu tư Mỹ từng đầu tư thành công vào nhiều startup.

– Được nhận ít nhất 100.000 USD từ các cơ quan chính phủ, bang, liên bang có kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển kinh tế, nghiên cứu và phat triển hoặc tạo ra việc làm

– Những bằng chứng thuyết phục khác chứng minh startup của họ có thể mang lai những lợi ích cộng đồng đáng kể cho nước Mỹ.

Thời hạn của loại visa này sẽ kéo dài trong 30 tháng và có thể được gia hạn thêm 30 tháng. Ngoài ra loại visa này không thể có hiệu lực nếu không trực tiếp nhập cảnh vào Mỹ. Theo đó, nếu ai đó ở Mỹ dưới dạng một loại visa khác và nhận được sự chấp thuận với loại visa startup, anh ấy hoặc cô ấy phải ra khỏi Mỹ và tái nhập với loại visa mới.

Những doanh nhân ở ngoài nước Mỹ cũng có thể nộp hồ sơ cho loại visa này nhưng trên thực tế nếu họ chưa trực tiếp làm việc cho 1 startup ở trên đất Mỹ hoặc làm việc một cách hợp pháp ở đây thì sẽ gặp một vài khó khăn.

Tuy nhiên, đối lập với yêu cầu nghiêm ngặt về mức lương tối thiểu đối với loại visa làm việc tạm thời H-1B, visa startup không đề cập tới yêu cầu về lương nhưng người nộp hồ sơ vẫn phải đáp ứng yêu cầu thu nhập gấp 4 lần so với chuẩn nghèo của bang. Vợ/chồng và con (dưới 21 tuổi) của những người đi theo visa dạng này (dưới 21 tuổi) cũng được áp dụng chính sách visa tương tự và có thời gian ở đây tương đương. Khi tới Mỹ, vợ/chồng của doanh nhân theo dạng visa này vẫn có thể nộp đơn xin làm việc hợp pháp trên đất Mỹ.

Số tiền đầu tư và doanh thu sẽ được tự động điều chỉnh 3 năm một lần theo chỉ số giá tiêu dùng và sẽ được công bố trên website của USCIS.

Dĩ nhiên với bất kỳ điều luật hay quy định nào, chính quyền mới vẫn có thể ra lệnh hủy bỏ. Tuy nhiên, hy vọng là điều luật về “visa startup” vẫn được áp dụng. Từ trước tới nay, chính sách nhập cư nghiêm ngặt của Mỹ khiến nhiều doanh nhân tài năng chọn những quốc gia khác để khởi nghiệp. Đây rõ ràng là một cách tiếp cận sáng tạo mà ông Obama làm để nhằm thu hút các doanh nhân tài năng trên thế giới tới Mỹ khởi nghiệp, mang lại lợi ích cho quốc gia này.

Theo Trí Thức Trẻ

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close