Họ là nằm trong số ít người sở hữu những phẩm chất mà không phải ai cũng có được và có sức ảnh hưởng đáng kể tới đời sống của nhân viên cấp dưới, tới nền công nghiệp và đối với cả cộng đồng.
1. Lấy chữ “tín” làm đầu, giữ lòng tin để đợc ngời tin
Một khi nhà doanh nghiệp đã xây dựng đợc uy tín rồi sẽ càng đợc tín nhiệm thêm. Có lòng tin sẽ có nhiều bạn hàng, nhận đợc nhiều sự giúp đỡ của bạn hàng, khách hàng. Đó cũng là một phẩm chất và cũng là một thuật kinh doanh. Người Do Thái là một dân tộc giỏi làm giàu. Hiện nay trên 13 triệu người Do Thái ở rải rác khắp các nớc trên thế giới, nắm một nguồn tài chính lớn. Họ đợc mệnh danh là các “nhà buôn thế giới”. Một trong những “tuyệt chiêu” của họ trong buôn bán là luôn luôn thực hiện giao kèo một cách triệt để.
2. “Đón đầu, đi trước để hơn ngời”
Muốn đi trước để hơn người phải có đủ hai phẩm chất là hiểu biết và gan dạ. Nhiều doanh nghiệp thành đạt là nhờ có phẩm chất này. Đầu thập kỷ 50 công nghiệp chất dẻo của Đài Loan còn rất lạc hậu, công nghiệp chất dẻo trên thế giới cũng mới ở thời kỳ đầu phát triển. Ông Vương Vĩnh Khánh nhìn thấy viễn cảnh tốt đẹp của ngành này và đã mạnh dạn đi vay Văn phòng đại diện của cơ quan phát triển Mỹ tại Đài Loan 680.000 USD để xây dựng nhà máy nhựa. Hiện nay công ty Nhựa Đài Loan của ông đã trở thành cty xuyên quốc gia. Ông Vơng Vĩnh Khánh được mọi người phong cho tên gọi “thần kinh doanh”.
3. “Biết ngời biết mình”
Trong kinh doanh “biết người biết mình” tức là biết được khả năng của mình và của đối tác, khả năng của mình và của thị trường. Hãng xe hơi BMW của Đức đã “đánh” vào thị trường Nhật. Qua tìm hiểu, hãng BMW phát hiện rằng ngời Nhật mua xe hơi luôn sợ “mắc hợm”, thích mua qua người quen, mà đặc điểm đa dạng hoá của mạng lưới cung tiêu Nhật Bản lại là ở chỗ có thể lợi dụng đợc. Họ bèn móc nối với những ngành ngoài xe hơi, qua mạng lưới tiêu thụ của họ bán xe mang hiệu BMW cho các khách hàng có quan hệ. Trong 5 năm đầu tiên BMW vào thị trường Nhật Bản, hãng đã tiêu thụ mỗi năm tới mức kỷ lục là 140.000 xe hơi ở Nhật, bắt rễ thành công thị trường xe hơi của mình tại đây.
4. “Đãi cát tìm vàng”‘, “Thạch trung ẩn ngọc”
Đối với các doanh nghiệp việc xác định sản phẩm để sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, cũng như sản phẩm hàng hoá để thị trường chấp nhận, có mức cầu cao thật khó như tìm vàng trong cát, ngọc trong đá. Khi thị trường mặt hàng còn chưa bị “đồng đội” phát hiện, thì đó là một thị trường có tiềm lực lớn nhất. Thí dụ như cây nến tưởng là một mặt hàng hết sức đơn giản, ở các nớc Âu, Mỹ các nhà doanh nghiệp coi là không đáng quan tâm. Thế nhng đến ngày Noel, ngày cưới, ngày sinh, do phong tục tập quán, người Âu Mỹ đua nhau thắp nến để tăng không khí đặc biệt của ngày lễ. Các DN Hồng Kông nắm bắt đợc chỗ hổng này của thị trường, họ sản xuất và buôn bán trên quy mô lớn, lũng đoạn luôn thị trường nến thế giới, mỗi năm đem lại hơn 1 tỷ USD. A’o gió Việt Nam trong những năm đầu thập kỷ 90 cũng đã lũng đoạn thị trường Đông Âu và Liên Xô.
5. “Tùy cơ ứng biến”
Thị trường quốc tế và nội địa ngày nay biến đổi mau lẹ trên hai phương diện: một là cạnh tranh cực kỳ dữ dội, sản phẩm mới liên tục ra đời; hai là tâm lý, sở thích của khách hàng tiêu thụ không ngừng thay đổi. Nhà doanh nghiệp phải có tính thích nghi cao, tính sáng tạo lớn, biết “đón đầu, đi tắt”, phản ứng kịp thời. Những năm cuối thập kỷ 70, trên thế giới thịnh hành trò chơi điện tử, các nhà máy điện tử ở Hồng Kông được tin là hành động ngay lập tức, sản xuất hàng loạt máy lắp trò chơi điện tử cung cấp cho thị trường thế giới và kiếm được khoản lợi nhuận kếch sù. Năm 1983 máy tính cá nhân lại rất thịnh hành ở nước Mỹ, các nhà máy điện tử Hồng Kông liền chuyển sang sản xuất mặt hàng này đa sang thị trường Mỹ, và một lần nữa lại thu đợc siêu lợi nhuận.
6. Tài nghệ dùng người”
Ngày xa ở Trung Quốc, Lu Bị nhờ có được Khổng Minh mà tạo nên nghiệp lớn, Tào Tháo nhờ Tuân U’c mà thống nhất phương Bắc, trở thành anh hùng một thuở, Tôn Quyển theo chiến lược của Lỗ Tức, đứng vững nẻo Giang Đông. Ngày nay nớc Mỹ hùng mạnh cũng nhờ một phần do biết thu thập nhân tài từ khắp bốn phơng. Các nhà doanh nghiệp giỏi đều có cùng một phẩm chất là biết trọng dụng người tài, sử dụng phát huy thế mạnh từng người để hợp thành sức mạnh chung của tập thể. Biết bao chủ doanh nghiệp từ tay không, nhờ bằng hữu cộng tác mà nên ngời.
7. Biết chờ thời cơ, “chậm để chờ biến”
Trong những năm cuối thập kỷ 70, ngời Do Thái căn cứ vào tình hình xuất siêu về mậu dịch ngày càng tăng của Nhật đoán chắc rằng khi số tích lũy của Nhật bằng đồng USD tăng lên đến một mức độ nhất định, đồng yên của Nhật nhất định tăng giá. Thời cơ cuối cùng đã đến với họ, bắt đầu từ tháng 12/1970, họ khéo léo thông qua chế độ hối đoái mặc dù rất chặt chẽ của Nhật Bản, bán cho Nhật một lượng USD khá lớn (cha đầy một năm là 15 tỷ USD). Khi đồng yên phải lên giá, người Nhật phát hiện ra thì đã quá muộn.
8. “Chuyển bại thành thắng”
Thành hay bại trong thơng trường cũng là chuyện thường tình. Những nhà kinh doanh giỏi đều có phẩm chất tìm kiếm sự thắng lợi trong thất bại và nhiều lúc từ hoàn cảnh khốn cùng trớc nguy cơ thất bại lại vùng lên giành chiến thắng. Một thơng gia Việt Nam đã chuyển quần bò từ Ba Lan sang Nga bán, vì sai chủng loại hàng không bán được, tưởng “tiền đi toi”, nhờ sáng kiến cắt may lại thành quần soóc, mốt lạ, hàng bán rất chạy, lãi gấp đôi.
9. “Có công mài sắt, có ngày nên kim”
Các nhà doanh nghiệp tài ba trên thế giới phần lớn đều trải qua chặng đường “khổ hạnh”, tu luyện nên người. Kim Woo Choong, nhà kinh doanh nổi tiếng người Hàn Quốc – Chủ tịch Tập đoàn Daewoo, để trở thành nhà tỷ phú như hiện nay (cho dù ông đã từ chức Chủ tịch Daewoo) đã có trên 30 năm làm việc không nghỉ ngơi. Theo tự truyện ông kể lại, trong cuộc đời làm việc của mình cho đến nay ông chỉ nghỉ có hai ngày, đó là ngày mất của người con trai và ngày cưới của cô con gái.
10. Hạnh phúc trước thành công của người khác
Các nhóm kinh doanh lớn chiến thắng bởi những thành viên xuất sắc nhất sẵn sàng hết mình để khiến người khác hạnh phúc. Họ gồm những nhân viên biết hỗ trợ lẫn nhau, biết vai trò của mình, gạt mục đích cá nhân sang một bên và đặt thành công của nhóm lên trên tất cả.
Khi được hỏi: “Bạn có thể hạnh phúc trước thành công của người khác không?”, mọi doanh nhân vĩ đại đều có chung một câu trả lời: “Có”.
11. Không ngừng tìm kiếm những trải nghiệm mới
Những người ưa của lạ thường có mới nới cũ và có xu thế dính đến cờ bạc, nghiện ngập, và có hành vi quá khích.
Tuy nhiên, theo giáo sư Robert Cloninger, trên một phương diện khác, việc thích điều mới lạ lại giúp bạn vui vẻ, khỏe mạnh và hoàn thiện nhân cách của mình khi bạn trưởng thành. Nếu bạn kết hợp sự tò mò, ưa mạo hiểm và sự kiên trì, bạn sẽ có được sự sáng tạo mà một ngày nào đó có thể mang lại lợi ích cho toàn xã hội.
Giáo sư Cloningers chia sẻ: “Để thành công, bạn cần kiểm soát được sự bốc đồng trong mình, đồng thời tưởng tượng xem tương lai có thể ra sao nếu bạn thử nghiệm một điều gì mới mẻ”.
Hãy học điều này ở các doanh nhân thành đạt: tiến về phía trước, tận dụng tính cách ưa điều mới lạ trong mình để mạnh hơn, có nhiều bạn bè hơn và hài long hơn với cuộc sống.
12. Chỉ nghĩ về cuộc sống chứ không nghĩ về sự cân bằng công việc- cuộc sống
Rất khó để duy trì một giới hạn mang tính biểu tượng giữa công việc và cuộc sống. Bởi bạn là chính mình trong công việc, và công việc lại chính là cuộc sống. Gia đình, bạn bè và những sở thích cá nhân cũng vậy, không có một sự tách biệt nào cả, bởi tất cả những điều ấy làm nên con người bạn.
Các doanh nhân vĩ đại luôn tìm cách gắn gia đình vào công việc chứ không tách công việc ra khỏi cuộc sống gia đình. Cuộc sống hàng ngày của họ là sự kết hợp hài hòa của cả công việc, đam mê, sở thích, thú vui và những giá trị cá nhân. Thiếu những thứ đó thì bạn đơn thuần chỉ đang làm việc chứ không sống theo đúng nghĩa của nó.
13. Giàu lòng cảm thông
Nếu bạn không thể tạo ra điều gì đó khó và hoàn toàn mới mẻ, thì hãy kinh doanh dựa trên việc đáp ứng những nhu cầu hay giải quyết các vấn đề của số đông.
Muốn giải quyết được những vướng mắc của người khác, điều quan trọng nhất đó là bạn phải biết đặt mình vào vị trí của họ. Và đó chính là chiếc chìa khóa thành công của nhiều doanh nhân thành công.
Những doanh nhân lỗi lạc thậm chí còn tài tình hơn nữa khi họ liên tục biết đặt mình vào mình vào vị trí của cấp dưới.
Thành công là một vòng tròn lúc xuống lúc lên chứ không hề thẳng tắp. Dù bạn có thành công đến đâu, và cái tôi cá nhân có cao đến thế nào thì một ngày nào đó, thành công cứ vẫn quay vòng và đến tay cấp dưới của bạn.
14. Chứng tỏ bản thân
Nhiều người chỉ thích chứng tỏ rằng người khác sai lầm. Đôi khi đó là một động lực tích cực.
Tuy nhiên những doanh nhân lỗi lạc lại hướng tới những điều sâu sắc và nội tâm hơn. Đó là những động cơ đích thực, với sự cam kết và cống hiến, với khát vọng chứng tỏ mình trước những ai thực sự quan trọng hơn cả.
15. Cường độ làm việc 40 tiếng/tuần không phải là một vấn đề
Các nghiên cứu cho thấy làm việc liên tục từ 40 tiếng một tuần sẽ làm giảm hiệu quả công việc. Tuy nhiên giới thương nhân thành đạt duy trì tiến độ ấy một cách khôn ngoan để chạy đua với những cuộc canh tranh khốc liệt.
Tác giả Richard North Patterson đã kể một câu chuyện hay về Robert Kennedy. Ngài Kennedy tìm cách buộc tội Teamsters- do Jimmy Hoffa đứng đầu. Một đêm, Kennedy suy nghĩ về việc này tới tân 2 giờ sáng. Trên đường về nhà, ông đi ngang qua tòa nhà của Teamsters và thấy đèn tại văn phòng ông Hoffa vẫn sáng, ông lập tức quay đầu xe trở lại phòng làm việc của mình.
Luôn có những người thông minh hơn người khác. Các doanh nhân lỗi lạc luôn muốn thế. Họ tàn nhẫn- đặc biệt là với chính bản thân mình.
16. Coi tiền là trách nhiệm chứ không phải là thành quả
Nhiều truyện kể về các đại gia mua tới 17 chiếc ô tô, chơi đồ cổ đắt tiền hay chi 40.000 đôla mỗi năm cho một nữ nhân viên mát xa. Một trong số họ là cựu lãnh đạo của Adelphia- ông John Rigas. Song những doanh nhân lỗi lạc không bao giờ xem tiền chỉ như một thứ thành quả, mà với họ, tiền là thứ để phát triển kinh doanh, làm nên thành quả nuôi sống nhân viên và cống hiến cho cộng đồng. Họ không chỉ sống tốt hơn mà còn cải thiện cuộc sống của nhiều người khác.
Và điều quan trọng nhất là họ tránh sự phô trường. Bởi thành quả thực sự luôn là việc cống hiến vô tư mà không cần được đáp lại.
17. Không nghĩ mình lỗi lạc
Trong thời đại công nghệ thông tin, mọi người đều có thể tự quảng bá tên tuổi của chính mình. Việc tự khoa trương tên tuổi là điều ai cũng làm được. Nhưng các doanh nhân lỗi lạc lại không như thế. Họ chấp nhận thànhg công từ sự tham vọng, kiên trì và nhẫn nại của bản thân mình, đồng thời ghi nhận những cộng sự có năng lực, những nhân viên tốt và tin vào cả vận may.
Những doanh nhân lỗi lạc gặt hái thành công từ sự khiêm nhường, đặt câu hỏi, xin lời khuyên từ người khác, công nhận và vinh danh những người thực sự tài giỏi.
18. Đặt phẩm hạnh và tự trọng cao hơn thành công chớp nhoáng
Việc mang lại cho nhân viên mức lương cao hơn, phúc lợi tốt hơn và cơ hội dồi dào và điều vô cùng cần thiết. Nhưng không có mức lương bổng hay phúc lợi nào có thể mua chuộc được giá trị cá nhân và long tự tôn của mỗi con người.
Điều quan trọng nhất mà các doanh nhân lỗi lạc mang lại cho cấp dưới, khách hàng và đối tác làm ăn của mình chính là phẩm hạnh. Bởi đó là chiếc chìa khóa hữu hiệu để thu phục lòng người.