Công nghệThời đại số
Apple giữ bí mật về sản phẩm và bảo mật thông tin bằng cách nào
Càng xa nhà thì càng khó tìm, khó lộ thông tin ra ngoài. Đây chính là cách Apple bảo mật thông tin, cũng như những tấm bằng sáng chế của mình.
Việc Apple giữ bí mật về sản phẩm của mình trước ngày ra mắt đã quá nổi tiếng rồi (chẳng qua thỉnh thoảng truyền ra ngoài chút thông tin thôi). Nhưng các bạn có biết trước ngày ra mắt lớn ấy, họ đã tiến hành làm thủ tục giấy tờ đăng ký bản quyền tại Jamaica không?
Họ đã làm điều này với sản phẩm Siri, với đồng hồ thông minh Apple Watch, với hệ điều hành macOS cũng như nhiều sản phẩm lớn khác. Việc đăng ký này được tiến hành nhiều tháng trước khi những thứ giấy tờ ấy được đưa vào nước Mỹ. Điều này cũng đồng nghĩa đây mới là đất nước đầu tiên biết tất cả những gì Apple định làm (làm gì mà chả phải đăng ký?).
Cũng gần tương tự vậy, Google, Amazon và Microsoft cũng đăng ký bản quyền cho phần lớn sản phẩm quan trọng của mình ở một nơi xa khu vực Thung Lũng Silicon và có lẽ, càng xa thì bảo mật càng tốt. Những địa điểm bên ngoài ấy bao gồm Jamaica, Tonga, Iceland, Nam Phi cùng với Trindad và Tobago. Họ chọn những khu vực này là bởi hệ thống thông tin bản quyền nơi đây không thể dễ dàng để dò ra được.
Những gã khổng lồ công nghệ này lợi dụng điều khoản luật bản quyền của Mỹ để có thể đăng ký bản quyền cho mình một cách bí mật. Điều khoản này đã ghi rõ rằng, nếu như một công ty đăng ký bản quyền bên ngoài nước Mỹ, họ sẽ có 6 tháng để mang số giấy tờ ấy về Sở Bằng sáng chế và Bản quyền Mỹ. Sau đó, họ sẽ chỉ ra địa điểm chính xác mà mình đã đăng ký bản quyền (một trong các nước nêu trên).
Những đăng ký bản quyền được thực hiện tại nước ngoài không thực sự là hoàn toàn bí mật, chỉ đơn giản là nó không thể dễ dàng tìm ra chỉ với một người hoặc một nhóm thăm dò nhỏ.
Ví dụ, Cục Sở hữu Trí tuệ Jamaica cho phép cá nhân có thể vào tìm kiếm thông tin bản quyền trong trụ sở đặt tại Kingston. Người đi tìm thậm chí có thể yêu cầu ban quản lý trụ sở tìm cho mình, nhưng người tìm bắt buộc phải có địa chỉ hoặc quốc tịch tại Jamaica để nhận được kết quả tìm kiếm, và thông thường, quá trình tìm kiếm sẽ mất 3 tháng. Tuy nhiên, một luật sư Jamaica có thể được thuê để tìm kiếm thông tin.
Mỗi một công ty công nghệ sẽ thường sẽ “ưa chuộng” một đất nước đăng ký bản quyền cụ thể cho mình. Tuy nhiên, chi phí cực cao của quá trình đăng ký này khiến cho chỉ các gã khổng lồ công nghệ với những sản phẩm mới nhất, tiên tiến nhất mới có thể “đáng đồng tiền bát gạo”.
Một nhà nghiên cứu về vấn đề này bày tỏ: “Tôi không hề thấy cách thức này được sử dụng rộng rãi. Thông thường chỉ những công ty có nguồn lực chính quy mạnh mới làm vậy, bên cạnh đó họ phải sẵn sàng bảo vệ thứ gì đó quý giá trong khoảng thời gian tận 6 tháng”.
Công nghệ vẫn biến chuyển từng ngày, và trong thế giới công nghệ ấy, khoảng thời gian 6 tháng sẽ tạo nên một sự thuận lợi cực kì lớn: Bạn có thể thấy các ông lớn trong ngành công nghệ vẫn đấu đá nhau khốc liệt tới mức nào. Bản quyền là một thứ nhãn hiệu xa xỉ quyết định những kế hoạch tương lai kéo dài nhiều tháng của một gã khổng lồ như thế.