Thời sựTiêu dùng

Nông sản Trung Quốc vào Việt Nam thuế 0%: Sức ép cực kỳ lớn!

Hàng Trung Quốc, ASEAN vào Việt Nam với thuế 0% tạo sức ép cực kỳ mạnh lên ngành nông nghiệp.

Chính phủ vừa công bố danh sách các mặt hàng sẽ được hưởng thuế ưu đãi đặc biệt theo Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN – Trung Quốc (ACFTA).

Theo đó, hàng nghìn mặt hàng từ các nước thành viên ACFTA, trong đó có Trung Quốc… sẽ được hưởng thuế ưu đãi 0% khi vào Việt Nam nếu có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O) được Bộ Công thương quy định.

Đáng lưu ý, trong số hàng nghìn mặt hàng nói trên, các mặt hàng nông nghiệp chiếm chủ yếu như hoa quả; các loại thị trâu, bò, thịt lợn, cá các loại và nhiều loại thuỷ hải sản, cà phê, ngũ cốc…

Trao đổi với chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhận định: Hàng Trung Quốc, ASEAN vào Việt Nam với thuế 0% tạo sức ép cực kỳ lớn lên ngành nông nghiệp.

Đặc biệt là đối với các loại nông sản Trung Quốc. Bởi hiện nay chúng ta nhập từ nước này các loại mặt hàng này từ Trung Quốc khá lớn, sự cạnh tranh đã rất rõ. Trong khi đó, nhu cầu thị trường thì luôn luôn đa dạng. Giá rẻ thì thu hút nhiều người mua hơn.

Nhưng điều đáng nói ở đây, giá rẻ nhưng lại không đi cùng với hàng rào kỹ thuật cần thiết để chứng minh được về chất lượng thì rất nguy hiểm.

Trên thực tế, bao lâu nay chúng ta vẫn kêu hàng Trung Quốc “bẩn”, không đảm bảo an toàn, chất lượng nhưng những cơ quan kiểm định vẫn toàn công bố chất lượng ổn rồi. Thuế 0%, giá rẻ lại càng khuyến khích nhập tràn lan.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan. Ảnh TL  

Thị trường trong nước nên như thế nào trước sức ép lớn này, thưa bà?

Cần phải nâng cao vai trò, năng lực của cơ quan kiểm định. Hàng rào có dựng lên nhưng nếu người “giữ” rào cứ làm ngơ cho hàng bẩn đi qua thì cũng chịu rồi.

Đối với các cơ quan thông tin truyền thông, phải phân định rõ cái nào bẩn, cái nào sạch. Nếu tẩy chay thì tẩy chay cái bẩn thôi và chỗ nào bẩn thì tẩy chay. Còn cái gì tốt thì cần khuyến khích. Đừng làm cho người tiêu dùng hoang mang.

Vụ “nước mắm” vừa qua là một điển hình. Nếu cứ có những vụ như thế này thì làm gì chẳng khiến doanh nghiệp nội bị đè bẹp, rồi nghiễm nhiên những sản phẩm ngoại có ưu thế hơn, được người tiêu dùng lựa chọn hơn?

Chúng ta đã có những cam kết thương mại rồi thì sẽ phải thực hiện đúng. Nhưng tôi hy vọng việc thực hiện sẽ không kiểu một chiều, tức là chỉ có mở cửa bên ngoài chứ không có kiểm soát, không phát triển nội lực.

Thưa bà, tái cơ cấu nông nghiệp có phải là yếu tố then chốt trước sức ép hội nhập?

Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là hướng đi rất quan trọng. Trong quá trình này, tối thấy Chính phủ đã đưa ra những phương trâm rất đúng đó là “tăng giá trị, giảm đầu vào”.

Rõ ràng nông nghiệp Việt Nam không thể tăng trưởng như cũ được. Đó là tăng trưởng quá tiêu tốn. Nguồn lực bỏ ra rất nhiều nhưng không được hưởng bao nhiêu.

Giờ “tăng giá trị, giảm đầu vào” phải được thể hiện qua việc sử dụng ít hơn về nước, đất, nông dược, phân bón và giảm đi cả sức lao động quá rẻ của người nông dân để tạo ra được giá trị gia tăng cao hơn, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Đó là phương châm xuyên suốt trong tái cơ cấu nông nghiệp. “Tăng giá trị” phải là quá trình mà bản thân người nông dân, doanh nghiệp, nhà khoa học, công nghệ… sát cánh với nhau để làm được những việc đó,

Về phía nhà nước thì cần “giảm chỉ đạo, tăng kiến tạo”. Chỉ đạo là cần thiết, nhưng chỉ đạo một cách quá cụ thể, thì nó trở thành can thiệp vào hoạt động của doanh nghiệp, của người nông dân một cách không hợp lý

Tối rất mừng trong đề án tái cơ cấu ngành lúa gạo vừa qua, chính Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa ra chủ trương giảm dần đất đai dành cho lúa gaọ để dành cho các cây trồng khác. Hiện nay lúa gạo sản xuất dư thừa rồi, bán rất rẻ.

Chúng ta cũng đừng có duy trì quá nhiều các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực này. Tạo ra cơ chế tốt để người dân, nhà đầu tư yên tâm làm ăn trong lĩnh vực nông nghiệp.

Vừa qua, phân bón, thuốc trừ sâu… những thứ đầu vào cho nông nghiệp rất nhiều lùm xùm về chất lương. Dùng phân bón giả sẽ làm bạc mầu đất nhanh chóng, làm mất an toàn thực phẩm rồi mang đi xuất khẩu thì bị chặn lại bởi hàng rà kĩ thuật của nước ngoài họ không chấp nhận.

Tôi hy vọng, nhà nước có biện pháp kiểm soát tốt hơn việc này. Điều này cũng có nghĩa là tăng vai trò kiến tạo lên. Cần phải tăng chuẩn đầu vào các mặt hàng như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thức vật, nông dược… để tạo điều kiện cho một nền nông nghiệp an toàn, hiệu quả hơn.

Vậy cái “được” khi mở cửa và tham gia ký kết những hiệp định thương mại như thế này, thưa bà?

Mở cửa cạnh tranh là điều cần thiết. Trước một sức ép mới, nếu mình tận dụng được thì sẽ là cơ hội để phát triển.

Chưa nói đến các nhân tố cạnh tranh từ nước ngoài, ngay thị trường trong nước thôi nếu anh không thay đổi thì cũng khó đáp ứng được yêu cầu.

Thi trường trong nước cũng không chấp nhận sản phẩm “bẩn”, thiếu cạnh tranh. Sức ép cạnh tranh bây giờ là sức ép cạnh tranh không đơn thuần về giá cả mà còn về chất lượng.

Vì thế, sản xuất rất cần một chuỗi giá trị mà trong đó ai làm cái gì sẽ chuyên và làm tốt. Không chỉ là sự gắn kết mà khi sản phẩm từ chuỗi đó ra khỏi thị trường thì sẽ cạnh tranh hơn rất nhiều so với những sản phẩm làm đơn độc.

Tôi nhắc lại, đây chính là sức ép, và từ sức ép này sẽ biến thành cơ hội nếu tận dụng tốt.

Xin trân trọng cám ơn bà!

Theo Tổng cục Thống kê, 9 tháng đầu năm, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 36 tỉ USD. Nhập siêu từ Trung Quốc lên đến 21,3 tỉ USD.
Phân tích từ thống kê các mặt hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam của Tổng cục Hải quan cho thấy doanh nghiệp trong nước nhập 45,3 triệu USD hàng thủy sản, 146,9 triệu USD rau quả…

MẠNH NGUYỄN/Bizlive

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close