Kinh tế vĩ môThời sự
Bloomberg: Vì sao không được nhận các vốn vay ưu đãi lại là tín hiệu tốt với Việt Nam?
Giám đốc đầu tư của VinaCapital, ông Andy Ho cho rằng việc Việt Nam không còn nhận được các nguồn vốn vay ưu đãi là một tin tốt lành bởi điều này chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam đã làm tốt, được công nhận cũng như không phải phụ thuộc vào các tổ chức tài chính quốc tế nữa.
Trong 8 năm qua, GDP của Việt Nam đã tăng hơn 100% và trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng nhanh này đang khiến Việt Nam đau đầu để tiếp tục nhận được những nguồn vốn tài trợ phát triển quốc tế chuyên dành cho những nước nghèo với mức lãi suất ưu đãi.
Tính đến cuối tháng 6 vừa qua, Ngân hàng thế giới (World Bank) đã chấm dứt hầu hết các khoản vay ưu đãi với Việt Nam trong khi nền kinh tế này nhận được những nguồn vốn vay hỗn hợp (blend) thay vì những nguồn vốn vay giá rẻ như trước đây từ Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).
Khi những nguồn vốn ưu đã bị cắt giảm, Việt Nam sẽ phải chuyển sang thị trường trái phiếu của những nước mới nổi, vốn nhận được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây.
Những nguồn vốn vay ưu đãi vào Việt Nam (tỷ USD)
Chuyên gia kinh tế Sebastian Eckardt của World Bank cho biết đây là một dấu hiệu rõ ràng cho thất thành công phát triển kinh tế đáng ghi nhận của VIệt Nam. Giờ đây, Việt Nam đã trở thành một nền kinh tế có thu nhập trung bình.
Cùng theo ông Eckardt, nhu cầu tài chính của Việt Nam đang tăng mạnh và những nguồn cung tài chính truyền thống sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển kinh tế. Bởi vậy, Việt Nam cần phải huy động thêm tài chính từ thị trường vốn tự do.
Trong khi đó, ông Trương Hùng Long, Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính Đối ngoại Bộ Tài chính cho biết Việt Nam đang có kế hoạch tập trung vào thu hút nguồn vốn trái phiếu bằng đồng nội tệ và nguồn vốn trong nước tạm thời có thể đáp ứng được vào thời điểm hiện tại. Dẫu vậy, các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng chính phủ có thể sẽ tăng phát hành trái phiếu bằng đồng ngoại tệ trong tương lai.
Số liệu của hãng tin Bloomberg cho thấy khoảng 70% trong số 13,2 tỷ USD trái phiếu hiện nay của Việt Nam là phát hành bằng Việt Nam đồng trong khi số còn lại là bằng đồng USD. Lần phát hành trái phiếu bằng đồng USD gần đây nhất là vào tháng 11/2014 với 10 tỷ USD trái phiếu lợi suất 4,8% kỳ hạn 10 năm.
Trái phiếu bằng Việt Nam đồng chiếm 70%
Giám đốc Mark Baker của Standard Life Investments nhận định Việt Nam có thể sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào các khoản trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ so với trong quá khứ. Ông Baker cho biết mình đã bán trái phiếu đáo hạn vào năm 2024 nhưng vẫn giữ trái phiếu đáo hạn vào năm 2020 do có lãi suất cao, khoảng 6,75%.
Số liệu của Bộ tài chính cho thấy tính trong khoảng 2005-2020, Việt Nam sẽ nhận được khoảng 45 tỷ USD nguồn vốn hỗ trợ phát triển. Đối với những trái phiếu trước năm 2010, thời gian trả nợ bình quân là 30-40 năm, chi phí vay từ 0,7-0,8%/năm và có thời gian ân hạn.
Các điều khoản cho phát hành trái phiếu của Việt Nam cũng ngày càng trở nên nghiêm ngặt hơn khi nền kinh tế ngày một phát triển. Trong khoảng 2011-2015, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10-20 năm của Việt nam đã tăng lên mức 2%.
Bên cạnh đó, việc các điều khoản ưu đãi khi phát hành trái phiếu không còn đã khiến lãi suất những khoản trái phiếu phát hành trước đó tăng lên đến 3,5% và làm giảm một nửa thời hạn thanh toán.
Trái phiếu bằng USD đáo hạn năm 2024 của Việt Nam đang diễn biến tốt so với nhiều nền kinh tế mới nổi (Lấy ngày 30/12/2016 làm mốc quy chuẩn)
Theo Andy Ho, Giám đốc đầu tư của VinaCapital cho rằng ngoài thị trường trái phiếu, Việt Nam cũng có thể xem xét bán tài sản cũng như cải cách thuế.
“Việt nam có thể vay vốn từ thị trường quốc tế nhưng nếu họ vay quá nhiều, tình hình sẽ trở nên nguy hiểm”, ông Ho nói.
Ngoài ra, ông Ho cũng cho rằng việc Việt Nam không còn nhận được các nguồn vốn vay ưu đãi là một tin tốt lành bởi điều này chứng tỏ nền kinh tế Việt Nam đã làm tốt, được công nhận cũng như không phải phụ thuộc vào các tổ chức tài chính quốc tế nữa.
Theo Thời Đại