Truyền thông

Các mục tiêu quảng cáo

Kế hoạch quảng cáo được bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu cho quảng cáo. Mục tiêu này được dựa vào mục tiêu chung của người quản cáo, sự hiểu biết rõ ràng về khách hàng mục tiêu.Các mục tiêu đó phải được lượng hóa và thời gian nào mục tiêu quảng cáo đạt được. Việc xem xét các yếu tố môi trường (vi mô và vĩ mô) cũng sẽ hữu ích cho kế hoạch quảng cáo.

Các mục đích chính của quảng cáo có thể là các mục tiêu sau đây:

Mục tiêu tạo sự nhận thức

Nếu đối tượng khách hàng chưa biết đến hay chưa biết nhiều đến sản phẩm thì chúng ta cần tạo tạo sự chú ý đến sản phẩm. Với mục tiêu tạo sự nhận thức, chúng ta quảng cáo để thông báo đến thị trường mục tiêu về sự có mặt của sản phẩm.

Việc nhận biết được sản phẩm rất quan trọng, bởi vì chẳng có lý do gì người tiêu dùng sử dụng khi mà họ không biết gì đến sản phẩm đó. Chỉ khi nào khách hàng biết đến sản phẩm thì có thể khách hàng mới quan tâm.

Đối với sản phẩm, khách hàng có sự quan tâm nhiều trong quá trình ra quyết định mua, quảng cáo sẽ lôi kéo sự chú ý. Các hoạt động chiêu thị khác (bán hàng trực tiếp, khuyến mãi, quan hệ công chúng) sẽ giúp thuyết phục khách hàng, kích thích việc mua hàng.

  • Mục tiêu tạo sự hiểu biết

Như đã nói ở phần trên, chỉ khi nào biết đến thẻ thì có thể sinh viên mới lưu giữ các thông tin về như thuộc tính, lợi ích… của sản phẩm. Tuy nhiên, khách hàng biết đến sản phẩm  rồi nhưng liệu họ có hiểu gì về sản phẩm hay không và với mức độ nào? Và mục tiêu tạo sự hiểu biết không chỉ dừng lại ở việc giới thiệu các thông tin về sản phẩm cho khách hàng mà còn phải làm sao để họ giữ lại các thông tin về sản phẩm cho việc ra quyết định mua sau này. Kế hoạch quảng cáo này có thể gồm một trong các nhiệm vụ: cung cấp cho khách hàng các thông tin mới về sản phẩm; sửa chữa các ấn tượng sai mà họ đã cảm nhận về sản phẩm trước đây; củng cố niềm tin để ngăn ngừa sự lãng quên.

  • Mục tiêu thuyết phục

Khách hàng thường không mua những sản phẩm mà họ không biết, họ cũng thường nhớ đến một sản phẩm khi họ rất yêu và rất ghét. Và chiến dịch quảng cáo nhằm tạo ra những niềm tin nhất định về sản phẩm, đó chính là cơ sở cho ý kiến hay thái độ chung của người tiêu dùng. Nhận biết và hiểu biết về một sản phẩm dù rất quan trọng nhưng vẫn chưa đủ để tạo ra động lực mua hàng.

  • Mục tiêu hành động

Quảng cáo có thể hoặc không trực tiếp nhắm vào việc yêu cầu đối tượng mục tiêu mua sản phẩm. Mục tiêu hành động của quảng cáo có thể bao gồm mục đích khuyến khích khách hàng gọi điện thoại để hỏi thăm về sản phẩm hay gởi các phiếu yêu cầu các thông tin về sản phẩm.

Công việc tiếp theo cần phải làm trong việc thiết lập mục tiêu, đó là chúng ta cần phải lượng hóa được mục tiêu quảng cáo. Đây là một công việc không dễ dàng bởi vì để làm được việc này chúng ta cần có những căn cứ có cơ sở, và công việc này thật sự không đơn giản. Khi mục tiêu đã được lượng hóa thì nó sẽ là cơ sở để đánh giá hiệu quả của quảng cáo. Các mục tiêu của chúng ta cũng không nên quá dễ hoặc quá khó, bởi vì nếu quá dễ đạt được thì sẽ không tạo động lực để thực hiện tốt, còn nếu quá khó sẽ làm nản lòng chúng ta.

Khi thông điệp được truyền thông đến với khách hàng thì sau một thời gian chúng ta mới thấy được sự tác động của thông điệp bởi vì thông tin là cả một quá trình, bắt đầu từ việc sinh viên nhận thức thông điệp sau đó hiểu thông điệp và cuối cùng sẽ bày tỏ thái độ. Và chúng ta phải xác định được khi nào thì khách hàng mục tiêu sẽ thể hiện thái độ do tác động của quảng cáo.

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Để lại một bình luận

Close