Công nghệThời đại số
Các tập đoàn công nghệ lớn nhất đang “biến hóa” bởi IoT – Vạn vật kết nối
Việc thay đổi mô hình kinh doanh từ bán sản phẩm sang cung cấp dịch vụ, và ứng dụng các thiết bị IoT đang là “định hướng mới” của nhiều doanh nghiệp hàng đầu trên thế giới.
Dù bạn có thích hay không, thì Internet of Things (viết tắt là IoT), hay còn gọi là mạng lưới vạn vật kết nối Internet vẫn đang phát triển một cách mạnh mẽ. Chúng “xâm nhập” vào đời sống con người trong mọi lĩnh vực ngành nghề, từ bán lẻ, sản xuất, cho đến các hoạt động chăm sóc sức khỏe, và đa phần đều giúp các công ty hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn.
Theo một báo cáo mới đây của BI Intelligence, sẽ có khoảng 24 tỷ thiết bị IoT được kết nối Internet vào năm 2020. Ngoài ra, doanh thu của các doanh nghiệp ứng dụng IoT trong sản xuất sẽ tăng khoảng 10 tỷ USD so với năm 2015.
Tuy nhiên có một thực tế rằng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tự tạo ra các thiết bị IoT cho riêng mình. Điều này sẽ tạo ra cơ hội lớn dành cho các công ty chuyên cung cấp công nghệ và trang thiết bị với khả năng quản lý, giám sát, phân tích, và kết nối Internet cho ngành công nghiệp chung.
Nói cách khác, IoT sẽ thay đổi một cách từ từ đối với mô hình kinh doanh của các công ty công nghệ hàng đầu hiện nay, bao gồm cả những ông lớn như Microsoft, Apple. Sự thay đổi đó sẽ được minh chứng bằng việc họ sẽ tập trung ít hơn vào các sản phẩm bán ra, và nhiều hơn ở các thiết bị có thể cung cấp.
Dưới đây là lời lý giải cho nhận định này.
Mô hình kinh doanh tạo ra lợi tức
Báo cáo cho thấy việc áp dụng IoT mang đến hiệu quả kinh doanh đáng kinh ngạc
Trong lịch sử, các thương hiệu cung cấp CNTT lớn như HP, Cisco từng cung cấp hệ thống máy chủ, thiết bị mạng, và phần mềm của họ đến các văn phòng IT. Đây là một ví dụ điển hình cho mô hình kinh doanh sinh lợi tức đã tồn tại từ nhiều thập kỷ nay, và họ đã luôn phát triển tốt dựa vào sự biến chuyển của các chu kỳ CNTT khác nhau.
“Chủ sở hữu của tất cả các dự án sử dụng IoT hầu hết đều trong lĩnh vực kinh doanh”, một đại diện của HP cho biết. “Đây là những người được hưởng lợi trực tiếp từ việc đổi mới mô hình kinh doanh sang những công nghệ mới hơn, hiệu quả hơn.”
Thông thường, các chủ sở hữu doanh nghiệp không quan tâm đến việc các nhà máy sử dụng máy chủ loại nào, có khả năng lưu trữ ra sao, hoặc các thiết bị kết nối mạng thế nào. Họ chỉ bị thu hút bởi các hình thức giúp cho dây chuyền sản xuất hiệu quả hơn, các bệnh viện mang đến kết quả dễ theo dõi sức khỏe bệnh nhân hơn, còn các cửa hàng thì bán được nhiều hơn. Và rõ ràng, sự phát triển của IoT đang mang đến cho các doanh nghiệp những gì họ mong đợi trong các thương vụ của mình.
Mô hình kinh doanh dịch vụ Power service
Power service (tạm dịch là chuyển sang cung cấp dịch vụ) là mô hình kinh doanh được Schneider Electric – một công ty chuyên sản xuất các thiết bị điện với 180 năm tuổi và có trị giá 36 tỷ euro, đang tích cực hướng đến. “Chúng tôi đang đặt cược tương lai của công ty với các thiết bị IoT và tạo ra các dịch vụ với chúng”, Prith Banerjee, CTO của Schneider Electric cho biết.
Cụ thể hơn, Schneider Electric hiện đang lên kế hoạch chuyển đổi kinh doanh sang mô hình dựa trên kết quả. Thay vì bán ra một bộ phận ngắt mạch cá nhân, hoặc một máy biến áp, khách hàng của công ty giờ đây có thể trả một khoản phí mỗi tháng để duy trì từng kWh điện theo như yêu cầu.
Khi doanh nghiệp trả tiền, Schneider sẽ cung cấp công nghệ và phần mềm cho tòa nhà. Các thiết bị điện tất nhiên sẽ được đi kèm, nhưng không phải là sản phẩm để bán, mà là thứ để họ kinh doanh, sinh lời. Theo như dự tính, nếu áp dụng hình thức này, Schneider sẽ có một nguồn thu nhập ổn định hơn theo thời gian, thay vì chỉ bán các thiết bị điện – vốn có thể bị thay thế dễ dàng bởi một công ty khác.
Ngoài ra, việc ứng dụng các thiết bị IoT mang lại một kết quả đáng kinh ngạc đối với công ty. Nó giúp họ hoàn thành tốt hơn và chính xác hơn công việc cung cấp/bảo trì các thiết bị điện áp. Thí dụ như nếu một máy biến áp điện đang hoạt động nóng hơn mức bình thường, nó tự đánh giá được mức khả năng gây cháy, và gửi đi thông báo ngắt điện trước khi bất kỳ một nhân viên nào phát hiện ra.
Được biết, khách hàng của Schneider đa phần là các bệnh viện, khách sạn và các nhà máy công nghiệp lớn – nơi mà nếu như xảy ra bất kỳ một sự cố nào về điện đều có thể trở thành những thảm họa khó lường. Bên cạnh đó, CTO Prith Banerjee cũng cho biết đây là lĩnh vực mang đến sự cạnh tranh lớn
“Chúng tôi tin rằng trong tương lai, thế giới sẽ chỉ còn lại các mô hình dịch vụ, cùng với các đồ dùng thông minh IoT”, Banerjee nói.
Nguyễn Nguyễn
Theo BI