Kinh doanh quốc tếThế giới

“Ngày tận thế” của toàn cầu hóa đến gần

“Nếu năm 2008 được đánh dấu bằng sự bùng nổ về toàn cầu hóa thì năm nay báo hiệu sự bền bỉ của một xu hướng mới, và rất có thể kết thúc quá trình toàn cầu hóa”.

"Ngày tận thế" của toàn cầu hóa đến gần

Trang Merriam- Webster định nghĩa về toàn cầu hóa rằng “Toàn cầu hóa là sự phát triến của nền kinh tế toàn cầu ngày càng hợp nhất được đánh dấu bằng tự do thương mại, tự do lưu thông về vốn và thị trường lao động nước ngoài ngày càng rẻ hơn”. Đây xu hướng đã thống trị kinh tế và thương mại trong nhiều thập kỷ qua.

Tuy nhiên giờ đây xu hướng này có thể bị đảo ngược.

Kể từ khủng hoảng tài chính cho tới Brexit và giờ là cuộc bầu cử của Donal Trump, toàn cầu hóa đã có dấu hiệu chững lại.

Hôm thứ Bảy vừa qua, Ông Jason Rotenberg và Jeff Amato thuộc Bridgewater- công ty quỹ đầu tư lớn nhất thế giới với khoảng 150 tỷ USA đã nhận định “Bối cảnh chính trị hiện nay đang hoàn toàn không thuận lợi cho toàn cầu hóa”. Đây cũng là đề tài nóng được giới phân tích phố Wall bàn luận xung quanh chiến thắng của ông Donald Trump.

Quản lý quỹ đầu tư Crispin Oday cho hay “Toàn cầu hóa, cạnh tranh, hội nhập quốc tế đang trên đà suy giảm. Đồng thời lạm phát và chế độ bảo hộ mậu dịch báo hiệu một tương lai không mấy tốt đẹp đối với các khoản đầu tư tài chính”

Ngay cả trước khi ông Trump chiến thắng, giới chuyên gia đã báo hiệu tầm quan trọng của xu hướng lớn này.

Ngay trước thềm cuộc bầu cử, ông George Saravelos giám đốc ngoại hối của ngân hàng Deutsche cho biết rằng “Nếu năm 2008 được đánh dấu bằng sự bùng nổ về toàn cầu hóa thì năm nay báo hiệu sự bền bỉ của một xu hướng mới, và rất có thể kết thúc quá trình toàn cầu hóa”.


Xuất khẩu chững lại (%GDP)

Xuất khẩu chững lại (%GDP)


Thương mại thế giới đạt đỉnh năm 2008 rồi giảm tốc (%GDP)

Thương mại thế giới đạt đỉnh năm 2008 rồi giảm tốc (%GDP)

Xuất khẩu đang chững lại

Xuất khẩu trên thế giới liên tục tăng lên trong nhiều thập kỷ qua giúp ngăn chặn sự sụt giảm kinh tế trong thời kỳ hai thế chiến và Đại suy thoái. Cho mãi đến năm 2008 khi cuộc khủng hoảng tài chính bùng nổ, ngành xuất khẩu mới bắt đầu chững lại.

Theo ông Rotenberg và Amato “Đặt chính trị sang một bên, cả thương mại và dòng vốn được coi là một phần của GDP thế giới đang có bước đi “ì ạch” vì những lý do kinh tế.”

“Thế giới đã bước trên xu hướng toàn cầu hóa kể từ khi kết thúc thế chiến thứ hai. Tuy nhiên, nhìn vào minh chứng năm nay có thể thấy rằng điều này đang bị đảo ngược” ông Saravelos phát biểu trước khi cuộc bầu cử diễn ra.

Toàn cầu hóa đã trở nên ít phổ biến hơn với nhiều mâu thuẫn thể hiện trong những hiệp định thương mại mới đây.


Số thỏa thuận thương mại tự do giảm theo từng năm

Số thỏa thuận thương mại tự do giảm theo từng năm


Giá lao động tại Trung Quốc đã không còn rẻ như trước

Giá lao động tại Trung Quốc đã không còn rẻ như trước

Theo ông Saravelos “Số lượng giao dịch thương mại mới đang ở mức thấp nhất trong hơn hai thập kỷ qua.”

Lao động giá rẻ tại các thị trường mới nổi- yếu tố quan trọng trong toàn cầu hóa ở những thập niên trước, đến nay ngày càng một đắt hơn.

“Đa số những thuận lợi tại những thị trường kinh tế mới nổi đã được khai thác. Điều này đặc biệt đúng với Trung Quốc nơi đồng tiền ngày càng giá trị hơn (trong nền tiền tệ thế giới) kết hợp với chi phí lao động trong nước cao hơn đang làm chậm lại thị phần thương mại toàn cầu của Trung Quốc.

Cùng lúc, lợi thế về chi phí xây dựng nhà máy tại Trung Quốc cũng đang mất dần.

Theo Thời Đại

Comments

comments

Tags

CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN

Trả lời

Close