Kết quả khả sát lương 2016 của Talentnet và Mercer cho thấy ngành công nghệ, sản xuất và dược phẩm hóa chất là 3 ngành có tỷ lệ tăng lương cao nhất. Dầu khí, Tài chính ngân hàng và Hóa chất là 3 ngành có mức lương-thưởng thực tế cao nhất.
Khảo sát lương năm 2016 do Mercer, công ty về tư vấn nhân sự và đại diện tại Việt Nam, Talentnet đã thu hút sự tham gia của 557 công ty trong đa dạng 76 ngành nghề từ công nghệ, hàng tiêu dùng, dược phẩm, hóa phẩm, dược và sản xuất. Thông tin dữ liệu được thu thập từ 244.526 nhân viên trên khắp Việt Nam. Kết quả khảo sát này được xem là bảng báo cáo lương, thưởng lớn nhất và chi tiết nhất Việt Nam hiện nay.
Tỷ lệ tăng lương theo ngành
Các ngành như công nghệ cao, sản xuất, dược và hóa chất là 4 ngành có tỷ lệ tăng lương cao nhất, ở vào mức 10% . Trong khi đó các ngành nghề về Giáo dục, Ngân Hàng, Dầu khí có mức lương tăng thấp, lần lượt là 7.5%, 6.7% và 5.0%, theo kết quả khảo sát lương 2016 của Talentnet và Mercer.
Chênh lệch lương giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước
Mức lương trung bình của các doanh nghiệp trong nước thấp hơn các doanh nghiệp nước ngoài là 31%. Trong đó, độ chênh lệch giữa 2 loại công ty này khi xét theo từng cấp bậc: nhân viên, chuyên viên và quản lý lần lượt là 20%, 30% và 38%.
Đặc biệt, khi so sánh mức lương giữa vị trí quản lý và nhân viên, độ chênh lệch lương giữa 2 vị trí này ở các công ty nước ngoài lớn hơn hẳn các công ty trong nước. Điều này cho thấy mức độ đầu tư ngân sách để thu hút và giữ chân nhân tài của các công ty nước ngoài có vẻ nhỉnh hơn, khi không xét đến các chế độ phúc lợi khác.
Phần trăm thưởng thực tế so với lương cơ bản
Theo những dự đoán khả quan về sự phát triển kinh doanh vào năm 2016-2017, các công ty có kế hoạch tăng mức thưởng cao hơn so với năm ngoái. Các ngành ngoài lĩnh vực ngân hàng, Nông nghiệp và Ngân hàng năm trong top 10 có mức tăng nhẹ so với các ngành khác ở mức lần lượt 22,5%, 22,1% và 19,9%. Các công ty lớn trong nước tiếp tục có mức thưởng cao hơn so với công ty nước ngoài.
Tỷ lệ nhân viên nghỉ việc 2015
Năm 2015, sự hồi phục nhẹ của nền kinh tế kéo theo nhiều cơ hội việc làm mới cũng như thay đổi công việc. Tỉ lệ nghỉ việc của nhân viên tại các công ty nước ngoài giảm không đáng kể, trong khi đó, tỷ lệ này tại các công ty trong nước lại tăng đến 10%.
Tại các công ty nước ngoài, 3 ngành nghề có tỷ lệ nhân viên nghỉ việc cao nhất là Bán lẻ (39,2%), Dược (17,0%), Công nghệ (16,2%); các ngành có tỷ lệ nghỉ việc thấp lần lượt là Hóa chất (8,6%) và Dầu khí (5,7%).
Mức lương thưởng thực tế
Các vị trí như Quản lý kinh doanh, chuyên viên kinh doanh – tiếp thị và Quản lý tiếp thị tiếp tục là những ngành “hot” trên thị trường tuyển dụng. Ngoài ra, khi so với mức trung bình trên thị trường, 3 ngành có mức lương-thưởng thực tế cao nhất thuộc về Dầu khí (67%), Tài chính ngân hàng (12%), Hóa chất (11%) và 3 ngành có mức lương – thưởng thực tế thấp nhất là Bán lẻ (28%), Bất động sản (15%) và Sản xuất (12%).
Theo Trí Thức Trẻ